Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo chiều lưng-bụng thì ống đái, âm đạo và trực tràng của người phụ nữ sắp xếp theo trật tự như thế nào?

  • A. Ống đái – âm đạo – trực tràng
  • B. Âm đạo – trực tràng - ống đái
  • C. Trực tràng – ống đái – âm đạo
  • D. Trực tràng – âm đạo - ống đái

Câu 2: Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng

  • A. 14 – 20 ngày
  • B. 24 – 28 ngày
  • C. 28 – 32 ngày
  • D. 35 – 40 ngày

Câu 3: Trứng còn được gọi là gì?

  • A. Tế bào sinh dục nam
  • B. Tế bào sinh dục nữ
  • C. Tế bào xôma
  • D. Tế bào sinh dưỡng

Câu 4: Cơ quan sinh dục nữ gồm

  • A. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và bóng đái.
  • B. Buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo và ống dẫn nước tiểu,
  • C. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.
  • D. Buồng trứng, tử cung, âm đạo và bóng đái.

Câu 5: Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng?

  • A. Ống dẫn tinh
  • B. Túi tinh
  • C. Tinh hoàn
  • D. Mào tin

Câu 6: Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 7: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

  • A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật
  • B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người
  • C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật
  • D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật

Câu 8: Có các loại môi trường phổ biến là?

  • A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật
  • B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong
  • C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài
  • D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn

Câu 9: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật

  • A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
  • D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  • A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  • B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
  • C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  • D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 11: Quần thể là

  • A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau
  • B. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố
  • C. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng
  • D. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định

Câu 12: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

  • A. môi trường sống
  • B. ngoại cảnh
  • C. nơi sinh sống của quần thể
  • D. ổ sinh thái

Câu 13: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

  • A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng
  • B. Đàn cá sống ở sông
  • C. Đàn chim sống trong rừn
  • D. Đàn chó nuôi trong nhà

Câu 14: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

  • A. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
  • B. trẻ, trưởng thành và già
  • C. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản
  • D. trước giao phối và sau giao phối

Câu 15: Quần thể không có đặc điểm là

  • A. tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định
  • B. mỗi quần thể có khu phân bố xác định
  • C. có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài
  • D. luôn luôn xảy ra giao phối tự do

Câu 16: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là

  • A. mật độ
  • B. tỉ lệ giới tính
  • C. cấu trúc tuổi
  • D. độ đa dạng loài

Câu 17: Những con voi trong vườn bách thú là

  • A. quần thể
  • B. tập hợp cá thể voi
  • C. quần xã
  • D. hệ sinh thái

Câu 18: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

  • A. cộng sinh
  • B. hội sinh
  • C. ức chế – cảm nhiễm
  • D. kí sinh

Câu 19: Hiệu suất sinh thái là

  • A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng
  • B. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
  • C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp
  • D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

  • A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,… hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người
  • B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật
  • C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống
  • D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác