Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 8 Kết nối Bài 41 Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 4 Bài 41 Môi trường và các nhân tố sinh thái - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 2: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

  • A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
  • B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
  • C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
  • D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 3: Có các loại môi trường phổ biến là?

  • A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
  • B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
  • C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
  • D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 4: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật

  • A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
  • D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 5: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  • A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  • B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
  • C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  • D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 6: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

  • A. thực vật, động vật và con người
  • B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
  • C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
  • D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người

Câu 7: Giới hạn sinh thái là gì?

  • A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
  • B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
  • C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
  • D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.

Câu 8: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi

  • A. Giới hạn sinh thái
  • B. Tác động sinh thái
  • C. Khả năng cơ thể
  • D. Sức bền của cơ thể

Câu 9: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là

  • A. nhân tố hữu sinh
  • B. nhân tố vô sinh
  • C. các bệnh truyền nhiễm
  • D. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng

Câu 10: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

  • A. Nhóm nhân tố vô sinh.
  • B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
  • C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
  • D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 11: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  • B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  • C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  • D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 12: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa

  • A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
  • B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  • C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  • D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi

Câu 13:  Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

  • A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
  • B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây
  • C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
  • D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây

Câu 14: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

  • A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
  • B. Nơi có độ ẩm cao.
  • C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
  • D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

Câu 15: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

  • A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
  • B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
  • C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
  • D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Câu 16: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

  • A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
  • B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
  • C. Không có nhóm nào cả.
  • D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Câu 17: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?

  • A. phát triển thuận lợi nhất.
  • B. có sức sống trung bình.
  • C. có sức sống giảm dần.
  • D. chết hàng loạt.

Câu 18: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

  • A. Vì con người có tư duy, có lao động.
  • B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
  • C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
  • D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

Câu 19: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?

  • A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.
  • B. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.
  • C. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.
  • D. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Câu 20: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau

  • A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
  • B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
  • C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
  • D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác