Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 kết nối tri thức giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hệ thần kinh ở người không có chức năng

  • A. Điều khiển cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  • B. Điều hòa cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  • C. Phối hợp hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  • D. Nâng đỡ cơ thể 

Câu 2:  Bộ phận ngoại biên gồm

  • A. Các hạch thần kinh
  • B. Các hạch thần kinh và dây thần kinh
  • C. Não
  • D. Não và tủy sống

Câu 3: Nội dung nào sau đây đúng về máu?

  • A. Huyết tương chiếm khoảng 55% thể tích máu, gồm chủ yếu là nước và các chất tan.
  • B. Bên trong vaccine là mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu… có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể.
  • C. Kháng thể do bạch cầu tạo ra để chống lại kháng nguyên theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa để tạo phản ứng miễn dịch.
  • D. Các nhóm máu trong hệ ABO được xác định dựa vào loại kháng thể (A và B) trên bề mặt hồng cầu và kháng nguyên (α và β) trong huyết tương.

Câu 4: Kháng nguyên có thể là

  • A. Virus.
  • B. Lympho B.          
  • C. Lympho T.           
  • D. Đại thực bào.

Câu 5: Bạch cầu trong máu có chức năng

  • A. Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch.
  • B. Vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.
  • C. Bảo vệ cơ thể.
  • D. Làm đông máu.

Câu 6: Nơi diễn ra quá trình trao đổi khí là

  • A. Mũi 
  • B. Phế nang 
  • C. Phế quản 
  • D. Họng

Câu 7: Vì sao phổi có số lượng phế nang lớn?

  • A. Nhằm tăng lượng khí hít vào. 
  • B. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.
  • C. Tăng tính đàn hồi của mô phổi. 
  • D. Giúp thở sâu hơn.

Câu 8: Nước được hấp thu chủ yếu ở cơ quan nào chủ yếu ở cơ quan nào dưới đây?

  • A. Gan. 
  • B. Dạ dày. 
  • C. Ruột già.                     
  • D. Thực quản.

Câu 9: Việc vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone… đến các tế bào và vận chuyển đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài là chức năng của hệ cơ quan nào?

  • A. Hệ tuần hoàn. 
  • B. Hệ vận động. 
  • C. Hệ hô hấp.               
  • D. Hệ bài tiết.

Câu 10: Cơ quan nào thải tới 90% sản phẩm bài tiết trong hệ bài tiết?

  • A. Phổi. 
  • B. Da. 
  • C. Thận.                     
  • D. Hậu môn.

Câu 11: Ý nào sau đây đúng?

  • A. Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ.
  • B. Xương được cấu tạo từ chất vô cơ và chất khoáng.
  • C. Cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động.
  • D. Tật cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(1) Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh do tổn thương viêm và loét lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, lớp niêm mạc bị bào mòn.

(2) Nguyên nhân chính gây bệnh là nhiễm virus Helicobacter pylori.

(3) Người bị đau dạ dày không nên sử dụng rượu, bia, cà phê, trà đặc, cam, chanh…

(4) Triệu chứng của người bị đau dạ dày là đau vùng bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa…

Số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 13: Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn không đi qua được các cơ quan

  • A. Dạ dày, thực quản và ruột non. 
  • B. Gan, túi mật, tuyến nước bọt và tuyến tụy.
  • C. Ruột già, ruột non và dạ dày. 
  • D. Khoang miệng, thực quản và dạ dày.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về xương trong cơ thể người?

  • A. Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm xương đầu, xương thân và xương chi.
  • B. Bộ xương tạo nên khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định, bảo vệ cơ thể.
  • C. Hệ cơ ở người có khoảng 550 cơ. 
  • D. Chất hữu cơ giúp xương có tính mềm dẻo, nhờ đó cơ thể vận động linh hoạt, chắc chắn.

Câu 15: Hệ hô hấp gồm

  • A. Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và cơ quan trao đổi khí (2 lá phổi).
  • B. Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, phế quản) và cơ quan trao đổi khí (2 lá phổi).
  • C. Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản) và cơ quan trao đổi khí (2 lá phổi).
  • D. Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản). 

Câu 16: Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương là

  • A. Xương đầu. 
  • B. Cơ xương. 
  • C. Khớp xương.        
  • D. Dây chằng.

Câu 17: Hydrochloric acid có trong bộ phận nào của hệ tiêu hóa?

  • A. Ruột non. 
  • B. Khoang miệng. 
  • C. Dạ dày.             
  • D. Ruột già.

Câu 18: Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác của ống tiêu hóa?

  • A. Vì ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.
  • B. Vì ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của dạ dày, gan và ruột để biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  • C. Vì ruột non chứa nhiều enzyme có tác dụng phân giải hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  • D. Vì ruột non xảy ra quá trình hấp thu chất các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Câu 19: Chất khoáng trong xương có vai trò

  • A. Làm xương bền chắc. 
  • B. Giúp xương có tính mềm dẻo.
  • C. Giúp liên kết cơ với xương. 
  • D. Chịu tại cao khi vận động.

Câu 20: Xương của trẻ nhỏ khi gãy mau liền hơn vì

  • A. Chất hữu cơ trong xương nhiều hơn chất khoáng.
  • B. Chất hữu cơ trong xương ít hơn chất khoáng.
  • C. Xương chưa có thành phần khoáng.
  • D. Xương chưa có thành phần hữu cơ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác