Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 8 Kết nối Bài 42 Quần thể sinh vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 4 Bài 42 Quần thể sinh vật - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quần thể là

  • A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
  • B. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
  • C. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
  • D. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.

Câu 2: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

  • A. môi trường sống
  • B. ngoại cảnh
  • C. nơi sinh sống của quần thể
  • D. ổ sinh thái

Câu 3: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

  • A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
  • B. Đàn cá sống ở sông
  • C. Đàn chim sống trong rừng.
  • D. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 4: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

  • A. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.
  • B. trẻ, trưởng thành và già.
  • C. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
  • D. trước giao phối và sau giao phối.

Câu 5: Quần thể không có đặc điểm là

  • A. tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.
  • B. mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
  • C. có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.
  • D. luôn luôn xảy ra giao phối tự do.

Câu 6: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là

  • A. mật độ.
  • B. tỉ lệ giới tính.
  • C. cấu trúc tuổi.
  • D. độ đa dạng loài.

Câu 7: Mật độ quần thể là

  • A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
  • B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
  • C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
  • D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 8: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  • A. Tiềm năng sinh sản của loài.
  • B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
  • C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.
  • D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.

Câu 9: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố nào?

  • A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
  • B. Nguồn thức ăn của quần thể.
  • C. Khu vực sinh sống.
  • D. Cường độ chiếu sáng.

Câu 10: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  • A. Nhóm tuổi sau sinh sản.
  • B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản.
  • C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.
  • D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản.

Câu 11: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  • A. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
  • B. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
  • C. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
  • D. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  • A. Đáy tháp rộng.
  • B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định.
  • C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.
  • D. Tỉ lệ sinh cao.

Câu 13: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở

  • A. một khu vực nhất định.
  • B. một khoảng không gian rộng lớn.
  • C. một đơn vị diện tích.
  • D. một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 14: Xét tập hợp sinh vật sau

(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.
(2) Cá trắm cỏ trong ao.
(3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ.
(5) Chuột trong vườn.
(6) Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có

  • A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
  • B. (2), (3), (4), (5) và (6)
  • C. (2), (3) và (6)
  • D. (2), (3), (4) và (6)

Câu 15: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  • A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
  • B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
  • C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
  • D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  • A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
  • B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
  • C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 17: Những con voi trong vườn bách thú là

  • A. quần thể
  • B. tập hợp cá thể voi
  • C. quần xã
  • D. hệ sinh thái

Câu 18: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

  • A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
  • B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
  • C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
  • D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Câu 19: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số ít cá thể sống sót thì sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất là

  • A. sinh sản với tốc độ nhanh.
  • B. hồi phục.
  • C. diệt vong.
  • D. ổn định.

Câu 20: Quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do

  • A. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở.       
  • B. gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm.
  • C. có sự cố bất thường. bão, lũ,...                         
  • D. dịch bệnh phát sinh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác