Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 8 Kết nối Bài 37 Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 4 Bài 37 Hệ thần kinh và các giác quan ở người - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hệ thần kinh ở người có chức năng

  • A. Điều khiển cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  • B. Điều hòa cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  • C. Phối hợp hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, là chức năng của

  • A. Thị giác
  • B. Thính giác
  • C. Xúc giác
  • D. Vị giác

Câu 3: Bộ phận ngoại biên gồm

  • A. Các hạch thần kinh
  • B. Các hạch thần kinh và dây thần kinh
  • C. Não
  • D. Não và tủy sống

Câu 4: Viễn thị là gì?

  • A. Là tật mà mắt có khả năng nhìn gần
  • B. Là tật mắt có khả năng nhìn xa
  • C. Là tật mắt không có khả năng nhìn
  • D. Là tật mắt có khả năng nhìn rõ

Câu 5: Chức năng của tủy sống là gì?

  • A. Điều khiển các hoạt động ở tứ chi
  • B. Dẫn truyền (do chất trắng đảm nhiệm)
  • C. Phản xạ (chất xám là trung khu của các phản xạ không điều kiện)
  • D. Cả B và C

Câu 6: Tủy sống có 2 chỗ phình ở vị trí nào?

  • A. Ngực và thắt lưng
  • B. Cổ và thắt lưng
  • C. Cổ và ngực
  • D. Ngực và xương cùng

Câu 7: Chất xám là

  • A. Căn cứ của các phản xạ không điều kiện.
  • B. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
  • C. Căn cứ của phản xạ có điều kiện.
  • D. Cả A và C

Câu 8: Chất trắng là

  • A. Căn cứ của các phản xạ không điều kiện.
  • B. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
  • C. Căn cứ của phản xạ có điéu kiện.
  • D. Cả A và C

Câu 9: Hệ thần kinh giao cảm ở người được phân chia thành mấy phân hệ ?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 2

Câu 10: Mống mắt còn có tên gọi khác là

  • A. lòng đen.
  • B. lỗ đồng tử.
  • C. điểm vàng.
  • D. điểm mù.

Câu 11: Trụ não cấu tạo từ các thành phần nào ?

  • A. Các rễ trước và rễ sau thần kinh
  • B. Chất xám và chất trắng
  • C. Một phần tủy sống
  • D. Chỉ có chất xám hoặc chất trắng

Câu 12: Bệnh về mắt có đặc điểm

  • A. Dễ lây lan do dùng chung khăn với người bệnh.
  • B. Tắm rửa trong ao tù.
  • C. Do dùng chung bát đũa.
  • D. Cả A và B.

Câu 13: Chọn câu sai trong các câu sau:

  • A. Tuỷ sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
  • B. Tri não gồm chất trắng ở trong và chất xám ở ngoài.
  • C. Não trung gian nằm giữa trụ não và đại nao.
  • D. Tiểu não có vai trò điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.

Câu 14: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

  • A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
  • B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
  • C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
  • D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Câu 15: Thứ tự sắp xếp từ ngoài vào trong của chuỗi xương tai như thế nào?

  • A. Xương bàn đạp, xương đe, xương búa
  • B. Xương bàn đạp, xương búa, xương đe
  • C. Xương đe, xương búa, xương bàn đạp
  • D. Xương búa, xương đe, xương bàn đạp

Câu 16: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?

  • A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

Câu 17: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?

  • A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
  • B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
  • C. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
  • D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.

Câu 18: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?

  • A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
  • B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
  • C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 19: Vì sao luật giao thông quy định người uống rượu bia không được điều khiển phương tiện giao thông?

  • A. Rượu có chứa chất gây ức chế đại não.
  • B. Rượu có chất ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu não.
  • C. Rượu có chứa chất ảnh hưởng đến tủy sống.
  • D. Rượu có chứa chất kích thích não trung gian.

Câu 20: Để giữ cho hệ thần kinh hoạt động tốt, cần phải làm gì ?

  • A. Bảo đảm giấc ngủ hằng ngày
  • B. Nơi làm việc phải thoáng, đủ ánh sáng, mát và yên tĩnh
  • C. Hằng ngày làm viộc có kế hoạch (khoa học)
  • D. Cả A, B và C

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác