Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương là

  • A. Dây chằng.
  • B. Xương đầu.
  • C. Cơ xương.
  • D. Khớp xương.        

Câu 2: Thể dục thể thao có ý nghĩa gì đối với sự phát triển và hoạt động của hệ vận động?

  • A. Tăng hiệu quả lọc sạch không khí, giảm nguy cơ ung thư phổi.
  • B. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • C. Kích thích tăng chiều dài và chu vi xương.
  • D. Duy trì huyết áp ổn định, tránh hiện tượng mất máu.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
  • B. Gan là cơ quan thuộc hệ bài tiết 
  • C. Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và loại chất thải ra khỏi cơ thể 
  • D. Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.

Câu 4: Nơi diễn ra quá trình trao đổi khí là

  • A. Mũi 
  • B. Phế nang 
  • C. Phế quản 
  • D. Họng

Câu 5:  Bộ phận ngoại biên gồm

  • A. Các hạch thần kinh
  • B. Các hạch thần kinh và dây thần kinh
  • C. Não
  • D. Não và tủy sống

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Đường dẫn khí thường xuyên tiếp xúc với không khí. 
  • B. Một số triệu chứng của bệnh viêm phổi là đau ngực, ho, mệt mỏi, sốt,...
  • C. Viêm họng và viêm phế quản chỉ do virus gây ra. 
  • D. Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm không khí vào phổi. 

Câu 7: Số phát biểu đúng là

(1) Khi calcium oxalate, muối phosphate,...tích tụ trong thận với nồng độ cao, gặp điều kiện pH thích hợp sẽ tạo thành sỏi, gây bệnh sỏi thận. 

(2) Triệu chứng của người bị sỏi thận là đau lưng và hai bên hông, tiểu són, tiểu dắt,...

(3) Bệnh viêm cầu thận do liên cầu khuẩn gây nên.

(4) Ghép thận là ghép vào cơ thể người bệnh quả thận bình thường để thay thế cho thận suy giảm hoặc không còn chức năng. 

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 8: Hệ cơ người trường thành có khoảng

  • A. 500 cơ. 
  • B. 600 cơ. 
  • C. 700 cơ.                      
  • D. 800 cơ.

Câu 9: Hệ tiêu hóa có cơ quan nào sau đây?

  • A. Xương. 
  • B. Tim.
  • C. Hầu.
  • D. Thận.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây đúng?

  • A. Hệ bài tiết nước tiểu của người gồm hai quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.
  • B. Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết.
  • C. Cầu thận là một búi mao mạch mỏng nhẹ, bám sát vào mao.
  • D. Nang cầu thận là một túi bao bên trong cầu thận.

Câu 11: Vì sao phổi có số lượng phế nang lớn?

  • A. Nhằm tăng lượng khí hít vào. 
  • B. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.
  • C. Tăng tính đàn hồi của mô phổi. 
  • D. Giúp thở sâu hơn.

Câu 12: Ý nào sau đây đúng?

  • A. Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ.
  • B. Xương được cấu tạo từ chất vô cơ và chất khoáng.
  • C. Cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động.
  • D. Tật cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

(1) Hydrochloric acid có trong dạ dày người.

(2) Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

(3) Ống dẫn nước tiểu là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết.

(4) Đường dẫn khí của hệ hô hấp bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và hai lá phổi.

  • A. (1), (2). 
  • B. (2), (3). 
  • C. (3), (4).                       
  • D. (1), (4).

Câu 14: Giúp cơ thể sinh sản và duy trì nòi giống là chức năng chủ yếu của hệ cơ quan nào?

  • A. Hệ vận động. 
  • B. Hệ tuần hoàn.       
  • C. Hệ sinh dục. 
  • D. Hệ tiêu hóa.          

Câu 15: Hệ hô hấp có chức năng

  • A. Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển.
  • B. Vận chuyển các chất đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
  • C. Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.
  • D. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại chất thải ra khỏi cơ thể.

Câu 16: Xương của Nam giòn và dễ gãy. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận Nam bị loãng xương. Theo em, nguyên nhân có thể là

  • A. Do Nam mang vác vật nặng thường xuyên.
  • B. Do chế độ ăn thiếu calcium.
  • C. Do bàn ghế không phù hợp với chiều cao của Nam.
  • D. Do Nam ngồi không đúng tư thế.

Câu 17: Nội dung nào sau đây đúng về máu?

  • A. Huyết tương chiếm khoảng 55% thể tích máu, gồm chủ yếu là nước và các chất tan.
  • B. Bên trong vaccine là mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu… có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể.
  • C. Kháng thể do bạch cầu tạo ra để chống lại kháng nguyên theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa để tạo phản ứng miễn dịch.
  • D. Các nhóm máu trong hệ ABO được xác định dựa vào loại kháng thể (A và B) trên bề mặt hồng cầu và kháng nguyên (α và β) trong huyết tương.

Câu 18: Chọn đáp án sai. Cách tiến hành sơ cứu gãy xương chân bao gồm

  • A. Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định hai chân nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy để cố định chỗ chân bị gãy.
  • B. Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
  • C. Dùng hai nẹp phía trong và ngoài của chân bị gãy, không cần lót bông hoặc miếng vải ở vị trí tiếp giáp giữa chân và nẹp.
  • D. Đặt nẹp vào hai phía của cẳng chân, nẹp dài từ đầu gối tới cổ chân, đồng thời lót bông/gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.

Câu 19: Việc nào cần làm khi bị mỏi cơ?

(1) Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể.

(2) Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu

(3) Uống nhiều nước lọc.

(4) Tăng cường vận động để nâng cao khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ.

  • A. (1), (2). 
  • B. (2), (3). 
  • C. (3), (4).                       
  • D. (1), (4).

Câu 20: Hệ hô hấp gồm

  • A. Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và cơ quan trao đổi khí (2 lá phổi).
  • B. Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, phế quản) và cơ quan trao đổi khí (2 lá phổi).
  • C. Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản) và cơ quan trao đổi khí (2 lá phổi).
  • D. Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản). 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác