Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Môi trường sống là gì? Kể tên các môi trường sống chủ yếu.

Câu 2: Nêu khái niệm nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái gồm các nhóm nào?

Câu 3: Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh đến các sinh vật.

Câu 4: Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái hữu sinh đến các vi sinh vật.

Câu 5: Giới hạn sinh thái là gì?

Câu 6: Sinh vật có những loại môi trường sống chủ yếu nào?

Câu 7: Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Cho ví dụ.

Câu 8: Quan sát hình 41.3 và trả lời câu hỏi sau

 Quan sát hình 41.3 và trả lời câu hỏi sau  Cá rô phi tồn tại được trong khoảng nhiệt độ nào? Sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào?

Cá rô phi tồn tại được trong khoảng nhiệt độ nào?
Sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào?

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?

Câu 2: Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng cho năng suất cao hơn khi trồng nơi trống trải.

Câu 3: Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây vào nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh: sâu rầy, cày xới, đất, độ chua, bón phân, chất mùn, ánh sáng, O2, CO2.

Câu 4: Em hãy nhận xét sự thay đổi của nhân tố sau:

- Trong 1 ngày (từ sáng tới tối) ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?

- Ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?

- Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?

Câu 5: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của quần thể.

Câu 6: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đơic có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái trong bảng sau:

Nhân tố sinh thái vô sinh

Nhân tố sinh thái hữu sinh

 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng vườn nhà, những nhân tô sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó có thể thay đổi như thế nào?

Câu 2: Hãy vẽ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 90oC, trong đó điểm cực thuận là 55oC

Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng xa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 56oC, trong đó điểm cực thuận là 32oC.

Câu 4: Hãy cho biết ưu điểm của trồng cây trong nhà kính

Câu 5: Giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng thời vụ thường đạt năng suất cao.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Bằng thực hiễn cuộc sống, hãy nêu môi trường sống của các sinh vật có tên trong bảng sau:

Stt

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Gấu Bắc cực

 

2

Gấu trúc Trung Quốc

 

3

Trâu, bò

 

4

Sán dây

 

5

Sán lá gan

 

6

Giun đũa

 

7

Giun đất

 

8

Rong đuôi chó

 

9

Cá rô phi

 

 

Câu 2: Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Hãy giải thích hiện tượng đó.

Câu 3: Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào ?

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái, Bài tập tự luận Khoa học tự nhiên bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái, Môi trường và các nhân tố sinh thái kết nối ôn tập tự luận, Tự luận Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bình luận

Giải bài tập những môn khác