Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng?

  • A. Ống dẫn tinh
  • B. Túi tinh
  • C. Tinh hoàn
  • D. Mào tinh

Câu 2: Tuyến tiền đình trong cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?

  • A. Trung hòa acid trong ống đái
  • B. Tạo tinh dịch
  • C. Tiết dịch nhờn
  • D. Bảo vệ

Câu 3: Biện pháp tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục là?

  • A. Đặt vòng
  • B. Dùng bao cao su
  • C. Thắt ống dẫn trứng hoặc thắt ống dẫn tinh
  • D. Dùng thuốc tránh thai

Câu 4: Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng?

  • A. Mới sinh ra
  • B. Tuổi dậy thì
  • C. Tuổi trưởng thành
  • D. Bất kể khi nào

Câu 5: Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu ?

  • A. Buồng trứng
  • B. Âm đạo
  • C. Ống dẫn trứng
  • D. Tử cung

Câu 6: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

  • A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
  • B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây
  • C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
  • D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây

Câu 7: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

  • A. Nơi ít ánh sáng tán xạ
  • B. Nơi có độ ẩm cao
  • C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu
  • D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác

Câu 8: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

  • A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô
  • B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng
  • C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối
  • D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm

Câu 9: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?

  • A. phát triển thuận lợi nhất
  • B. có sức sống trung bình
  • C. có sức sống giảm dần
  • D. chết hàng loạt

Câu 10: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

  • A. Nhóm sinh vật biến nhiệt
  • B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt
  • C. Không có nhóm nào cả
  • D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  • A. Đáy tháp rộng
  • B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định
  • C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh
  • D. Tỉ lệ sinh cao

Câu 12: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở

  • A. một khu vực nhất định
  • B. một khoảng không gian rộng lớn
  • C. một đơn vị diện tích
  • D. một đơn vị diện tích hay thể tích

Câu 13: Xét tập hợp sinh vật sau

(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.

(2) Cá trắm cỏ trong ao.

(3) Sen trong đầm.

(4) Cây ở ven hồ.

(5) Chuột trong vườn.

(6) Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có

  • A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
  • B. (2), (3), (4), (5) và (6)
  • C. (2), (3) và (6)
  • D. (2), (3), (4) và (6)

Câu 14: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  • A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực
  • B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa
  • C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau
  • D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam

Câu 15: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  • A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây
  • B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo
  • C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới
  • D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng

Câu 16: Những con voi trong vườn bách thú là

  • A. quần thể
  • B. tập hợp cá thể voi
  • C. quần xã
  • D. hệ sinh thái

Câu 17: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số ít cá thể sống sót thì sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất là

  • A. sinh sản với tốc độ nhanh
  • B. hồi phục
  • C. diệt vong
  • D. ổn định

Câu 18: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? 

  • A. Số lượng các loài trong quần xã
  • B. Thành phần loài trong quần xã
  • C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã
  • D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã

Câu 19: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là

  • A. hiện tượng khống chế sinh học
  • B. trạng thái cân bằng của quần thể
  • C. trạng thái cân bằng sinh học
  • D. Sự điều hòa mật độ

Câu 20: Điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là

  • A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật
  • B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
  • C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài
  • D. Gồm các sinh vật khác loài

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác