Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bộ phận nào sau đây không thuộc cơ quan sinh dục nam?

  • A. Buồng trứng
  • B. Bìu
  • C. Dương vật
  • D. Bóng đái

Câu 2: Cơ quan sinh dục nữ gồm

  • A. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và bóng đái
  • B. Buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo và ống dẫn nước tiể
  • C. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo
  • D. Buồng trứng, tử cung, âm đạo và bóng đái

Câu 3: Âm đạo có vai trò

  • A. tiết dịch để hoà loãng tinh trùng tạo tinh dịch
  • B. chứa tinh và nuôi dưỡng tinh trùng
  • C. tiết dịch nhờn vào âm đạo
  • D. đường dẫn vào tử cung và là nơi đứa trẻ đi ra khi sinh

Câu 4: Ở người, nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng nằm trong khoảng

  • A. 36 - 37oC
  • B. 37 - 38oC
  • C. 29 - 30oC
  • D. 33 - 34oC

Câu 5: Bộ phận nào trong cơ quan sinh dục nữ làm nhiệm vụ sản sinh trứng?

  • A. Buồng trứng
  • B. Ống dẫn trứng
  • C. Tử cung
  • D. Âm đạo

Câu 6: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

  • A. thực vật, động vật và con người
  • B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
  • C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
  • D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người

Câu 7: Giới hạn sinh thái là gì?

  • A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt
  • B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau
  • C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
  • D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật

Câu 8: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi

  • A. Giới hạn sinh thái
  • B. Tác động sinh thái
  • C. Khả năng cơ thể
  • D. Sức bền của cơ thể

Câu 9: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là

  • A. nhân tố hữu sinh
  • B. nhân tố vô sinh
  • C. các bệnh truyền nhiễm
  • D. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng

Câu 10: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

  • A. Nhóm nhân tố vô sinh
  • B. Nhóm nhân tố hữu sinh
  • C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh
  • D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh

Câu 11: Mật độ quần thể là

  • A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích
  • B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích
  • C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích
  • D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích

Câu 12: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  • A. Tiềm năng sinh sản của loài
  • B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
  • C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn
  • D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn

Câu 13: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố nào?

  • A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái
  • B. Nguồn thức ăn của quần thể
  • C. Khu vực sinh sống
  • D. Cường độ chiếu sáng

Câu 14: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  • A. Nhóm tuổi sau sinh sản
  • B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
  • C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản
  • D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản

Câu 15: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  • A. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
  • B. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
  • C. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
  • D. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  • A. Đáy tháp rộng
  • B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định
  • C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh
  • D. Tỉ lệ sinh cao

Câu 17: Quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do

  • A. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở
  • B. gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm
  • C. có sự cố bất thường. bão, lũ,...                         
  • D. dịch bệnh phát sinh

Câu 18: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây? 

  • A. Khống chế sinh học
  • B. Cạnh tranh giữa các loài
  • C. Hỗ trợ giữa các loài
  • D. Hội sinh giữa các loài

Câu 19: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây

  • A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung
  • B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung
  • C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung
  • D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều

Câu 20: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

  • A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
  • B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
  • C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh
  • D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác