Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu?
- A. Hạch thần kinh
- B. Dây thần kinh
- C. Tuỷ sống
D. Não bộ
Câu 2: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh?
- A. Ăn nhiều tinh bột.
- B. Uống nhiều nước.
C. Rèn luyện thân thể.
- D. Giữ ấm vùng cổ.
Câu 3: Ở người, lông và móng sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của
- A. tầng sừng.
B. tầng tế bào sống.
- C. cơ co chân lông.
- D. mạch máu.
Câu 4: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?
A. Lớp cách nhiệt
- B. Một sản phẩm của các tế bào da
- C. Nơi chứa chất thải từ các tế bào da tầng trên
- D. Nuôi dưỡng các dây thần kinh
Câu 5: Bộ phận nào trong cơ quan sinh dục nữ làm nhiệm vụ sản sinh trứng?
A. Buồng trứng
- B. Ống dẫn trứng
- C. Tử cung
- D. Âm đạo
Câu 6: Hệ sinh dục có chức năng?
A. Tiết hormone sinh dục, sinh sản đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ.
- B. Kích thích tế bào sinh trưởng, phát triển.
- C. Điều hoà lượng đường trong máu.
- D. Điều hoà chi kì sinh dục.
Câu 7: Có 2 loại tinh trùng, đó là 2 loại nào?
- A. Tinh trùng A và tinh trùng B.
- B. Tinh trùng αX và tinh trùng βY.
C. Tinh trùng X và tinh trùng Y.
- D. Tinh trùng α và tinh trùng β.
Câu 8: Chọn đáp án sai:
- A. Các nhân tố của môi trường có tác động đến sinh vật được gọi là nhân tố sinh thái.
- B. Có hai nhóm nhân tố sinh thái.
- C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những yếu tố vật lí, hoá học của môi trường.
D. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố tác động lên sinh vật.
Câu 9: Có mấy loại môi trường sống chủ yếu?
A. 4.
- B. 3.
- C. 2.
- D. 1.
Câu 10: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.
- B. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
- C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
- D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
Câu 11: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thề ở các nhóm tuổi như sau:
- A. Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
B. Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
- C. Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
Câu 12: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể là
- A. di cư, nhập cư.
- B. dịch bệnh.
- C. điều kiện thời tiết bất thường.
D. tỉ lệ sinh - tử.
Câu 13: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số ít cá thể sống sót thì sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất là
- A. sinh sản với tốc độ nhanh.
- B. hồi phục.
C. diệt vong.
- D. ổn định.
Câu 14: Quần thể cá trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do
- A. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở.
B. gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm.
- C. có sự cố bất thường. bão, lũ,...
- D. dịch bệnh phát sinh.
Câu 15: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên
- A. tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.
B. dừng ngay việc đánh bắt nếu không quần thể sẽ cạn kiệt.
- C. hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
- D. tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định.
Câu 16: Quần xã sinh vật là
- A. tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
Câu 17: Có mấy đặc trưng cơ bản của quần xã?
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 18: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
- A. Một khu rừng.
- B. Một hồ tự nhiên.
C. Một đàn gà.
- D. Một ao cá.
Câu 19: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là
A. Độ đa dạng.
- B. Độ nhiều.
- C. Độ thường gặp.
- D. Độ thay đổi.
Câu 20: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là
- A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật.
B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
- C. gồm các sinh vật trong cùng một loài.
- D. gồm các sinh vật khác loài.
Bình luận