Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vì sao da có thể điều hòa thân nhiệt? Chọn câu trả lời sai:

  • A. Do da có thụ quan nhiệt độ
  • B. Do da có cơ đóng mở lỗ chân lông
  • C. Mạch máu dưới da có thể co hoặc dãn
  • D. Da có lớp sừng bên ngoài.

Câu 2: Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước ?

  • A. Thụ quan
  • B. Tuyến mồ hôi
  • C. Tuyến nhờn
  • D. Tầng tế bào sống

Câu 3: Thân nhiệt được duy trì là do?

  • A. Cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi da.
  • B. Cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi hệ thần kinh và da.
  • C. Cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi hệ điều tiết và da.
  • D. Cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi hệ tuần hoàn và da.

Câu 4: Thân nhiệt ổn định là?

  • A. Lượng nhiệt tỏa ra và thu về cân bằng với nhau
  • B. Lượng nhiệt tỏa ra phù hợp với lượng nhiệt dư thừa của cơ thể
  • C. Lượng nhiệt thu về vừa đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể
  • D. Lượng nhiệt của cơ thể không bị mất mát.

Câu 5: Bộ phận nào sau đây không thuộc cơ quan sinh dục nam?

  • A. Buồng trứng.
  • B. Tuyến tiền liệt.
  • C. Dương vật.
  • D. Tuyến hành.

Câu 6: Có 2 loại tinh trùng, đó là 2 loại nào?

  • A. Tinh trùng A và tinh trùng B.
  • B. Tinh trùng αX và tinh trùng βY.
  • C. Tinh trùng X và tinh trùng Y.
  • D. Tinh trùng α và tinh trùng β.

Câu 7: Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng ?

  • A. Ống dẫn tinh
  • B. Túi tinh
  • C. Tinh hoàn
  • D. Mào tinh

Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  • B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  • C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  • D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 9: Nhiệt độ tác động đến

  • A. Hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật.
  • B. Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
  • C. Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
  • D. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

Câu 10: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

  • A. Cá
  • B.Lưỡng cư.
  • C. Bò sát.
  • D.Thú.

Câu 11: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
  • B. Nguồn thức ăn của quần thể.
  • C. Khu vực sinh sống.
  • D. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loài, thời gian và điều kiện sống.

Câu 12: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa:

  • A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
  • B. quyết định mức sinh sản của quần thể.
  • C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
  • D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi?

  • A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
  • B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
  • C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn.
  • D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp.

Câu 14: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  • A. Nhóm tuổi sau sinh sản.
  • B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản.
  • C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.
  • D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản.

Câu 15: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thề ở các nhóm tuổi như sau:

  • A. Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
  • B. Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
  • C. Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
  • D. Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

Câu 16: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là

  • A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật.
  • B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
  • C. gồm các sinh vật trong cùng một loài.
  • D. gồm các sinh vật khác loài.

Câu 17: Quần xã có cấu trúc:

  • A. tương đối ít.
  • B. tương đối nhiều.
  • C. biến đổi nhanh.
  • D. tương đối ổn định.

Câu 18: Đặc điểm nào có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật?

  • A. Có số cá thể cùng một loài.
  • B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định.
  • C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật.
  • D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản.

Câu 19: Quần xã có độ đa dạng càng cao thì tính

  • A. biến đổi càng lớn.
  • B. biến đổi càng nhỏ.
  • C. ổn định càng lớn.
  • D. ổn định càng nhỏ.

Câu 20: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? 

  • A. Một khu rừng.
  • B. Một hồ tự nhiên.
  • C. Một đàn gà.
  • D. Một ao cá.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác