Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tính trạng nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh của môi trường?

  • A. Nhóm máu
  • B. Màu da
  • C. Màu mắt
  • D. Đột biến gene

Câu 2: Thành tựu nào sau đây là kết quả của phương pháp lai hữu tính?

  • A. Tạo giống lúa kháng sâu bệnh
  • B. Cấy gene của vi khuẩn vào cây trồng
  • C. Tạo cây trồng có khả năng tổng hợp insulin
  • D. Cấy ghép cơ quan

Câu 3: Phương pháp nào không dùng để nghiên cứu di truyền học người?

  • A. Lai phân tích
  • B. Nghiên cứu phả hệ
  • C. Nghiên cứu đồng sinh khác trứng
  • D. Kỹ thuật phân tử

Câu 4: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

  • A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C, C liên kết với G.
  • B. A liên kết với T, T liên kết với A, G liên kết với C, C liên kết với G.
  • C. T-G-T-G.
  • D. U-G-U-G.

Câu 5: Một DNA sau khi tán bản k lần tạo ra được 64 DNA con. Tính k?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 6: Trong hoạt động của operon lac, vai trò của protein ức chế là gì?

  • A. Ức chế sự tổng hợp protein hoạt hoá operon lac.
  • B. Ức chế sự phiên mã các gene mã hoá các enzyme phân giải lactose.
  • C. Ức chế sự dịch mã enzyme RNA polymerase.
  • D. Ức chế sự dịch mã enzyme DNA polymerase.

Câu 7: Ví dụ nào sau đây chứng tỏ điều hòa biểu hiện gene giúp đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể ở sinh vật đa bào?

  • A. Ở người, gene tham gia quy định hình thái của cơ thể chỉ biểu hiện ở giai đoạn phôi.
  • B. Khi môi trường có tryptophan, vi khuẩn E.coli sẽ ngưng sản xuất các enzyme xúc tác cho quá trình tổng hợp tryptophan.
  • C. Các gene tổng hợp kháng thể ở các tế bào miễn dịch được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • D. Khi tế bào gặp điều kiện nhiệt đô cao bất thường, một số gene được kích hoạt để tạo ra các protein chống sốc nhiệt.

Câu 8: Trong kĩ thuật chuyển gene có bước nào sau đây?

  • A. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau.
  • B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
  • C. Lai các dòng thuần chủng khác nhau.
  • D. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Câu 9: Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Down?

  • A. Thể ba NST số 23.
  • B. Thể một NST số 23.
  • C. Thể một NST số 21.
  • D. Thể ba NST số 21.

Câu 10: Tại sao ở kì trung gian, nhiễm sắc thể lại cần được dãn xoắn tối đa tạo ra các vùng nguyên nhiễm sắc có các nucleosome tách rời nhau?

  • A. Để thuận lợi cho tái bản DNA, phiên mã tạo RNA và dịch mã tạo nên protein.
  • B. Để thuận lợi cho tái bản DNA và nhân đôi NST ở pha S của chu kì tế bào.
  • C. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G1 ở kì trung gian.
  • D. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G2 ở kì trung gian.

Câu 11: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gene đồng hợp tử trội?

  • A. AA × Aa.
  • B. Aa × Aa.
  • C. Aa × aa.
  • D. AA × AA.

Câu 12: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?

  • A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
  • B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
  • C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
  • D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu. 

Câu 13: Vì sao Morgan chọn ruồi giấm để nghiên cứu, chọn đáp án không đúng:

  • A. ruồi giấm dễ nuôi
  • B. ruồi có thời gian thế hệ ngắn
  • C. ruồi có số lượng nhiễm sắc thể ít
  • D. chỉ có ruồi mới thực hiện được việc nghiên cứu.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Ở sinh vật, giới dị giao tử luôn là giới đực, giới đồng giao tử luôn là giới cái.
  • B. Ở châu chấu, con đực có thể tạo giao tử mang nhiễm sắc thể X và giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tính.
  • C. Ở một số loài côn trùng như bướm, các thể đực là giới đồng giao tử, các thể cái là giới dị giao tử.
  • D. Giới tính ở sinh vật không phải luôn được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 15: Ứng dụng thực tiễn trong di truyền theo dòng mẹ. Chọn đáp án không đúng:

  • A. dùng những cây bất dục đực làm dòng mẹ giúp giảm bớt khâu khử đực trên cây được chọn làm dòng mẹ.
  • B. hạn chế sinh con mắc bệnh do gene trong ti thể gây nên.
  • C. giúp nghiên cứu nguồn gốc tiến hóa của các loài và sự phát sinh chủng loại.
  • D. bảo tồn thông tin di truyền và biến đổi tạo nền tảng cho sự tiến hóa.

Câu 16: Ở bò, tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

  • A. Tỉ lệ bơ trong sữa.                                       
  • B. Sản lượng sữa.
  • C. Khối lượng cơ thể.                                     
  • D. Độ dày lông.

Câu 17: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gene của giống lúa X bị thay đổi theo.
  • B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
  • C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
  • D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gene quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 18: Chọn ý trả lời không đúng: Ngành chăn nuôi ở Việt Nam luôn hướng tới chọn, tạo ra giống vật nuôi có:

  • A. năng suất cao
  • B. chống chịu tốt
  • C. chất lượng sản phẩm tốt
  • D. số lượng nhiều, giá thành rẻ.

Câu 19: Trình tự các bước tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính là

(1) Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được;

(2) Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai nhất;

(3) Thu thập các giống có đặc tính quý;

(4) Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai.

  • A. (3) → (1) → (4) → (2).                                       
  • B. (3) → (2) → (4) → (1).         
  • C. (3) → (4) → (1) → (2).                                       
  • D. (3) → (4) → (2) → (1).   

Câu 20: Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người? Chọn đáp án không đúng:

  • A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao
  • B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người
  • C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm
  • D. chi phí rẻ, kết quả đúng 100%

Câu 21: Đặc điểm không đúng về ung thư là:

  • A. Ung thư có thể là do đột biến cấu trúc NST.
  • B. Mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư.
  • C. Ung thư là 1 loại bệnh do 1 tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình thành khối u và sau đó di căn.
  • D. Nguyên nhân gây ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN.

Câu 22: Vai trò của di truyền y học tư vấn đối với xã hội là:

  • A. Giảm bớt được gánh nặng di truyền cho gia đình và xã hội vì những trẻ tật nguyền.
  • B. Tránh và hạn chế tác hại của tác nhân gây đột biến đối với bản thân.
  • C. Phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN để chẩn đoán bệnh di truyền.
  • D. Phát hiện được một số bệnh di truyền ở người.

Câu 23: Cho các phát biểu về sự di truyền một số bệnh ở người:

1. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit.

2. Có túm lông ở tai và bệnh bạch tạng ở người có hiện tượng di truyền thẳng.

3. Hội chứng Đao không phải là bệnh di truyền vì người bị Đao không sinh sản được.

4. Ở người đã phát hiện các thể lệch bội như: Tơcnơ, Claiphentơ, Đao.

5. Các bệnh Đao, mù màu, phêninkêtô niệu là các bệnh di truyền ở cấp độ phân tử.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A. 4   
  • B. 2   
  • C. 3   
  • D. 1

Câu 24: Phát biểu nào sau đây về gene ngoài nhân là đúng?

  • A. Gene ngoài nhân nằm trên phân tử DNA mạch xoắn kép, không đóng vòng.
  • B. Gene ngoài nhân không mã hoá mRNA.
  • C. Gene ngoài nhân mã hoá một số protein màng tế bào.
  • D. Gene ngoài nhân mã hoá một số protein màng ti thể hoặc lục lạp. 

Câu 25: Một trong những đặc điểm di truyền của các gene ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là

  • A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
  • B. không được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
  • C. luôn tồn tại thành từng cặp allele.
  • D. chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác