Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khẳng định nào sau đây về lai hữu tính là không đúng?

  • A. Cá thể mới được tạo ra có sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính.
  • B. Hai cá thể bố mẹ có thể cùng giống hoặc khác giống.
  • C. Hai cá thể bố mẹ bắt buộc thuộc các giống khác nhau.
  • D. Cá thể mới được tạo ra thường có ưu thế lai so với bố mẹ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của lai hữu tính?

  • A. Tạo ưu thế lai.
  • B. Tạo giống mới.
  • C. Tạo sinh vật biến đổi gene.
  • D. Tạo dòng thuần

Câu 3: Chọn ý trả lời không đúng: Ngành chăn nuôi ở Việt Nam luôn hướng tới chọn, tạo ra giống vật nuôi có:

  • A. năng suất cao
  • B. chống chịu tốt
  • C. chất lượng sản phẩm tốt
  • D. số lượng nhiều, giá thành rẻ.

Câu 4: Con lai sinh ra trong phép lai giữa các cá thể khác giống trong nước có:

  • A. mang đặc tính quý của hai giống bố, mẹ ban đầu.
  • B. mang đặc tính quý của giống bố
  • C. mang đặc tính quý của giống mẹ.
  • D. mang đặc tính lặn của giống bố, tính quý của giống mẹ.

Câu 5: Giống bò có con lai từ bò địa phương của Bỉ với bò shorthorn là: 

  • A. Bò zebu
  • B. Bò BBB
  • C. Bò Red Sindhi
  • D. Bò Brahman

Câu 6: Giống động vật nào sau đây không phải là sản phẩm của phép lai hữu tỉnh giữa các loài?

  • A. Giống vịt pha ngan.
  • B. Giống cá trê lai Clarias gariepinus × C. batrachus.
  • C. Giống la.
  • D. Giống lợn ReHal.

Câu 7: Trình tự các bước chọn giống là:

(1) Đưa giống tốt vào nuôi, trồng đại trà;

(2) Lựa chọn những cá thể mang biến dị có đặc tính quý;

(3) Đánh giá chất lượng của giống qua các thế hệ.

  • A. (1) → (2) → (3).                                                   
  • B. (2) → (3) → (1).
  • C. (3) → (1) → (2).                                                   
  • D. (1) → (3) → (2).

Câu 8: Trình tự các bước tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính là

(1) Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được;

(2) Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai nhất;

(3) Thu thập các giống có đặc tính quý;

(4) Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai.

  • A. (3) → (1) → (4) → (2).                                        
  • B. (3) → (2) → (4) → (1).         
  • C. (3) → (4) → (1) → (2).                                        
  • D. (3) → (4) → (2) → (1).         

Câu 9: Thành tựu nào sau đây được tạo ra từ phương pháp chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên?

  • A. Bò lai Sind.                                                
  • B. Ngô TM 181.
  • C. Gạo ST25.                                                  
  • D. Cá chép VHI.

Câu 10: Cho các loài sau: Lúa 14A, Lúa MV2, Lúa R20BB. Phép lai nào sau đây đúng từ các dòng lúa trên bằng phương pháp lai giữa các giống cây trồng trong nước?

  • A. P: ♀ Dòng lúa MV2 × ♂ Dòng lúa 14A → F1: Lúa R20BB.
  • B. P: ♀ Dòng lúa MV2 × ♂ Dòng lúa R20BB → F1: Lúa 14A.
  • C. P: ♀ Dòng lúa R20BB × ♂ Dòng lúa 14A→ F1: Lúa MV2.
  • D. P: ♀ Dòng lúa 14A × ♂ Dòng lúa R20BB → F1: Lúa MV2.

Câu 11: Giống bưởi nào sau đây được nhà nước công nhận và bảo hộ vô thời hạn vào năm 2006, đồng thời có 3 lần được vinh danh là “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”?

  • A. Bưởi Đoan Hùng.                                       
  • B. Bưởi Tân Triều.
  • C. Bưởi Diễn.                                                  
  • D. Bưởi Phúc Trạch.

Câu 12: Khẳng định nào sau đây về lai hữu tính là không đúng?

  • A. Cá thể mới được tạo ra có sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính.
  • B. Hai cá thể bố mẹ có thể cùng giống hoặc khác giống.
  • C. Hai cá thể bố mẹ bắt buộc thuộc các giống khác nhau.
  • D. Cá thể mới được tạo ra thường có ưu thế lai so với bố mẹ.

Câu 13: Phép lai nào sau đây không phải là phép lai hữu tính?

  • A. Lai xa.
  • B. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
  • C. Lai thuận nghịch.
  • D. Lai tế bào.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của lai hữu tính?

  • A. Tạo ưu thế lai.
  • B. Tạo giống mới.
  • C. Tạo sinh vật biến đổi gene.
  • D. Tạo dòng thuần.

Câu 15: Giống lúa nhiều năm PR23 được tạo thành từ phép lai nào sau đây?

  • A. Tự thụ phấn.
  • B. Giao phối cận huyết.
  • C. Lai xa.
  • D. Lai giữa các dòng cùng loài.

Câu 16: Đâu là đặc tính nổi trội của giống đậu tương ĐT34:

  • A. chịu hạn tốt, ít bị nhiễm sâu độc thân
  • B. hình thành từ lai hữu tính, có sử dụng công nghệ cứu phôi.
  • C. chỉ cần trồng một lần, thu hoạch nhiều năm.
  • D. năng suất đạt 25 – 32 tạ/ha, cao hơn giống bố mẹ.

Câu 17: Khi lai tạo giống bò lai F1 BBB x lai Sind sẽ cho kết quả:

  • A. Sinh trưởng nhanh, tỉ lệ thịt cao, chất lượng thịt tốt
  • B. tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng cao
  • C. kích thước cơ thể lớn, phục vụ ngành công nghiệp da.
  • D. tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, khả năng sinh sản cao.

Câu 18: Giống động vật nào sau đây không phải là sản phẩm của phép lai hữu tính giữa các loài?

  • A. Giống vịt pha ngan.
  • B. Giống cá trê lai Clarias gariepinus × C. batrachus.
  • C. Giống la.
  • D. Giống lợn ReHal.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác