Lý thuyết trọng tâm Sinh học 12 Chân trời bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Sinh học 12 chân trời sáng tạo bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 12: THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi.

- Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. KHÁI QUÁT CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH

- Chọn giống: con người chọn lọc những biến dị tổ hợp hoặc những đột biến phát sinh tự nhiên phù hợp với mục tiêu của con người.

- Quy trình chọn giống:

(1) Lựa chọn những cá thể mang biến dị có đặc tính quý;

(2) Đánh giá chất lượng của giống qua các thế hệ;

(3) Đưa giống tốt vào nuôi, trồng đại trà.

- Tạo giống: con người chủ động tạo ra các biến dị bằng cách cho các giống khác nhau lai với nhau.

- Quy trình tạo giống:

(1) Thu thập các giống có đặc tính quý;

(2) Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được;

(3) Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai;

(4) Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai nhất.

II. THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG VẬT NUÔI

1. Chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên

- Con người chọn lọc những biến dị tổ hợp tốt, phù hợp với mục tiêu của con người trong sso các biến dị tổ hợp sinh ra từ phép lai giữa các cá thể cùng một giống.

2. Con lai sinh ra trong phép lai giữa các cá thể khác giống trong nước

- Dựa vào nguồn gene sẵn có trong nước để tạo ra con lai mang đặc tính quý của hai giống bố, mẹ ban đầu.

3. Con lai sinh ra trong phép lai giữa giống trong nước với giống nhập nội

- Tạo con lai F1 giữa giống thuần chủng trong nước với giống nhập nội đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4. Nhập nội và nhân nuôi giống năng suất cao

- Việt Nam cũng đã nhập và nhân nuôi thành công nhiều giống vật nuôi F1.

III. THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Chọn và tạo giống từ những biến dị tự nhiên

- Giống ST25 được chọn từ nguồn biến dị có gene đột biến tự nhiên, sau đó được lai tạo và nhân lên thành giống lúa được công nhân là ngon nhất thế giới năm 2019.

- Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi ngon nổi tiếng, được chọn lọc qua nhiều năm, có nguồn gốc từ Phú Thọ, được nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại Quyết định số 73/QĐ-SHTT

- Giống nếp cẩm mới ĐH6 được chọn lọc từ các cá thể biến dị tự nhiên và làm thuần từ giống nếp cẩm Căm pẹ thu thập ở Thanh Hóa. Lúa cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo ngon, có lớp vỏ cám màu tím đặc trưng, có nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

2. Cây lai sinh ra trong phép lai giữa các giống trong nước

- Giống ngô TM181

- Giống lúa MV2

- Giống ngô lai đơn ĐH 17–5 được chọn, tạo và phát triển từ tổ hợp lai giữa hai dòng tự phối HL1611 × HL16, cho năng suất cao.

- Giống lúa hai dòng chất lượng HYT 122 là con lai của dòng mẹ AMS 30S và dòng bố R725. Giống lúa lai cứng cây, chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt; hạt gạo trong dài; cơm ngon, mềm, dẻo, vị đậm; năng suất cao.

3. Nhập nội và trồng giống năng suất cao

- Việt Nam đã nhập và trồng thành công nhiều giống cây trồng cho năng suất cao như các giống xoài, nho, sầu riêng,…

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Sinh học 12 CTST bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng, kiến thức trọng tâm Sinh học 12 chân trời sáng tạo bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng, Ôn tập Sinh học 12 chân trời sáng tạo bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác