Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tiến trình nào sau đây là tiến trình nghiên cứu đã được Darwin sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài?

  • A. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Xây dựng học thuyết.
  • B. Hình thành giả thuyết → Quan sát → Xây dựng học thuyết. 
  • C. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Kiểm chứng giả thuyết.
  • D. Hình thành giả thuyết → Quan sát → Kiểm chứng giả thuyết.

Câu 2: Theo quan niệm của Darwin, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là

  • A. biến dị cá thể.                                             
  • B. thường biến.
  • C. biến dị tổ hợp.                                             
  • D. đột biến gene.

Câu 3: Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

  • A. quần thể.                      
  • B. allele.                 
  • C. loài.                   
  • D. cá thể.

Câu 4: Theo Darwin, sự đa dạng của các giống vật nuôi và cây trồng là kết quả của quá trình

  • A. chọn lọc nhân tạo.                                       
  • B. chọn lọc tự nhiên.
  • C. phát sinh biến dị cá thể.                               
  • D. chăm sóc, nuôi dưỡng của con người.

Câu 5: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Darwin là chưa

  • A. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
  • B. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
  • C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
  • D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.

Câu 6: Các sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do:

  • A. sự tương đồng về môi trường sống
  • B. sự bắt chước của sinh vật để thích nghi với cộng đồng
  • C. có chung tổ tiên
  • D. có sự tương đồng về phong tục sinh sống.

Câu 7: Ý nào sau đây nói không đúng về các loài sinh vật trong tự nhiên:

  • A. Các sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng có chung tổ tiên.
  • B. Giữa các sinh vật có cùng bố mẹ vẫn có những biến dị cá thể.
  • C. Những biến dị cá thể giúp chúng sống sót và sinh sản tốt hơn được gọi là đặc điểm thích nghi.
  • D. Các loài thường có khả năng sinh ra một số lượng nhỏ cá thể con so với số lượng cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng.

Câu 8: Chọn lọc nhân tạo là

  • A. quá trình xảy ra khi các cá thể thừa hưởng những đặc điểm giúp chúng sống sót và sinh sản.
  • B. quá trình còn người quyết định loài thực vật hoặc động vật nào sẽ không sinh sản.
  • C. quá trình con người chủ động chọn lọc cá thể vật nuôi, cây trồng mang đặc điểm có lợi cho con người để tạo ra các giống.
  • D. quá trình con người chủ động tạo ra đột biến có lợi, hoặc không gây hại ở cây trồng, vật nuôi để tạo ra các giống.

Câu 9: (5, 13) Một người nông dân sử dụng thuốc diệt có traizine để diệt cỏ dại trên cánh đồng. Trong những năm đầu, triazine hoạt động tốt và gần như tất cả các loài cỏ đều chết, nhưng sau vài năm, người nông dân thấy ngày càng có càng nhiều cỏ dại hơn. Giải thích hợp lí cho việc ngày càng có nhiều loài cỏ dại phát triển là:

  • A. các loại thuốc triazine trên thị trường ngày càng kém chất lượng
  • B. chọn lọc tự nhiên làm cho cỏ dại đột biến, tạo ra loại cỏ dại mới kháng triazine.
  • C. cỏ dại kháng triazine có nhiều khả năng sống sót và sinh sản hơn.
  • D. cỏ dại kháng triazine có quá trình trao đổi chất, quang hợp kém hiệu quả hơn.

Câu 10: (5.15) Các giả thuyết nào sau đây được Darwin đưa ra:

  1. Các sinh vật cạnh tranh nhau nên chỉ một số ít cá thể được sinh ra sống sót qua mỗi thế hệ.
  2. Cá thể có biến dị thích nghi với môi trường sống sẽ có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn.
  3. Các cá thể có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn thường có tuổi thọ thấp hơn các cá thể khác.
  4. Số lượng cá thể trong tuổi sinh sản tương đương với số lượng cá thể được sinh ra.
  • A. (1) và (3)
  • B. (2) và (4)
  • C. (3) và (4)
  • D. (1) và (2)

Câu 11: (5,11) Nội dung nào sau đây không phải là kết quả các quan sát trong tự nhiên của Darwin?

  • A. Mỗi sinh vật có xu hướng sinh ra nhiều con hơn so với số lượng cần thay thế cho thế hệ trước.
  • B. các cá thể trong quần thể mang đặc điểm chung của loài nhưng luôn khác nhau ở một số đặc điểm.
  • C. Trong số các biến dị cá thể được hình thành, một số biến dị được di truyền cho thế hệ con.
  • D. Các cá thể trong cùng quần thể và điều kiện sống như nhau có khả năng sống sót và sinh sản như nhau.

Câu 12: Cho thông tin sau:

Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:

- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

Những nhận định sau đây là Sai về hiện tượng trên?

  • A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến tăng dần sự cạnh tranh giữa 3 loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.
  • B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau.
  • C. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ.
  • D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác