Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi DNA, enzyme nào có vai trò chính trong việc gắn các nucleotide tự do vào mạch khuôn?

  • A. Helicase
  • B. Polymerase
  • C. Ligase
  • D. Primase

Câu 2: Điều hòa biểu hiện gene ở sinh vật nhân thực khác với sinh vật nhân sơ ở điểm nào?

  • A. Có nhiều bước điều hòa hơn
  • B. Không có vùng promoter
  • C. Không sử dụng RNA polymerase
  • D. Điều hòa chủ yếu ở mức dịch mã

Câu 3: Một đột biến làm thay đổi một nucleotide trong mạch DNA được gọi là:

  • A. Đột biến mất đoạn
  • B. Đột biến lặp đoạn
  • C. Đột biến điểm
  • D. Đột biến chuyển đoạn

Câu 4: Kí hiệu của bốn loại đơn phân cấu tạo DNA lần lượt là:

  • A. A, U, G, C.
  • B. A, T, G, C.
  • C. A, D, R, T.
  • D. U, R, D, C.

Câu 5: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành:

  • A. Cùng chiều tháo xoắn của DNA.
  • B. Cùng chiều với mạch khuôn .
  • C. Theo chiều 3’ đến 5’.
  • D. Theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 6: Chức năng của vùng promoter (P) có chức năng:

  • A. Vị trí liên kết với protein điều hòa.
  • B. Mã hóa cho các enzyme giúp vi khuẩn chuyển hóa và sử dụng đường lactose.
  • C. Vị trí enzyme RNA polymerase bám vào để phiên mã nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA.
  • D. Liên kết và làm thay đổi cấu hình protein ức chế.

Câu 7: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gene của operon Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có Lactose?

  • A. Một phân tử Lactose liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
  • B. RNA polymerase liên kết với trình tự P (promoter) để tiến hành phiên mã.
  • C. Protein ức chế liên kết với trình tự O (operator) ngăn cản quá trình phiên mã của các gene cấu trúc.
  • D. Các phân tử mRNA của các gene cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzyme phân giải đường Lactose.

Câu 8: Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng số liên kết hydrogen của gene?

  • A. Mất một cặp A – T.
  • B. Thêm một cặp G – C.
  • C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.
  • D. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp C – G.

Câu 9: Một nhiễm sắc thể là bao nhiêu chuỗi nucleosome?

  • A. một chuỗi.
  • B. hai chuỗi.
  • C. ba chuỗi.
  • D. bốn chuỗi.

Câu 10: Các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình 2.1 chú thích cho các bộ phận nào của nhiễm sắc thể? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. 1: Telomere, 2: Cánh ngắn, 3: Cánh dài, 4: Tâm động.
  • B. 1: Telomere, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Tâm động.
  • C. 1: Tâm động, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Telomere.
  • D. 1: Cánh ngắn, 2: Tâm động, 3: Cánh dài, 4: Telomere.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây về tương tác gene không allele là không đúng?

  • A. Sản phẩm của các gene không allele là các enzyme tham gia vào một con đường chuyển hoá quy định tính trạng chung.
  • B. Sản phẩm của các gene không allele là các tiểu phần của một phân tử protein hoặc enzyme.
  • C. Sản phẩm của mỗi allele quy định một trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng.
  • D. Nếu một allele đột biến mất chức năng, kiểu hình chung bị ảnh hưởng.

Câu 12: Quy luật phân li độc lập của Mendel có cơ sở dựa vào sự kiện nào sau đây trong quá trình giảm phân I?

  • A. Sự sắp xếp của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trên mặt phẳng xích đạo ở giữa tế bào trong kì giữa của giảm phân I.
  • B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu giảm phân I của các gene trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng làm tăng số lượng giao tử.
  • C. Sự phân li của các tế bào ở kì cuối của giảm phân I.
  • D. Sự phân li của các nhiễm sắc thể trong kì sau của giảm phân I.

Câu 13: Đối tượng nào được Morgan sử dụng để nghiên cứu:

  • A. Con cừu
  • B. Động vật có vú
  • C. ruồi giấm
  • D. Chim

Câu 14: Ở ruồi giấm, allele A quy định mắt đỏ, allele a quy định mắt trắng; gene này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Ruồi cái mắt đỏ có kiểu gene là

  • A. XaY.                 
  • B. XaXa.               
  • C. XAY.                 
  • D. XAXA.

Câu 15: Người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) có sự di truyền tế bào chất đó là

  • A. Morgan.
  • B. Mono và Jacob.
  • C. Mendel.
  • D. Correns.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là không đúng?

  • A. Tính trạng do gene ngoài nhân quy định.
  • B. Tính trạng biểu hiện ở thế hệ con chỉ phụ thuộc vào cá thể mẹ.
  • C. Tính trạng biểu hiện ở thế hệ con phụ thuộc vào cá thể bố và mẹ.
  • D. Kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.

Câu 17: Người ta làm thí nghiệm trên một giống thỏ Himalaya như sau: cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá; sau một thời gian, tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Phát biểu nào sau đây đúng khi giải thích về hiện tượng này?

  • A. Nhiệt độ thấp làm cho allele quy định lông trắng bị biến đổi thành allele quy định lông đen.
  • B. Nhiệt độ thấp gây ra đột biến làm tăng hoạt động của gene quy định lông đen,
  • C. Nhiệt độ thấp làm bất hoạt các enzyme cần thiết để sao chép các gene quy định màu lông.
  • D. Nhiệt độ thấp làm thay đổi biểu hiện gene quy định màu lông thỏ.

Câu 18: Mức phản ứng có thể được xác định bằng cách nào?

  • A. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có kiểu gene khác nhau ở các môi trường khác nhau.
  • B. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene và ở một môi trường xác định.
  • C. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có các kiểu gene khác nhau trong một môi trường xác định.
  • D. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene ở các môi trường khác nhau.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của lai hữu tính?

  • A. Tạo ưu thế lai.
  • B. Tạo giống mới.
  • C. Tạo sinh vật biến đổi gene.
  • D. Tạo dòng thuần

Câu 20: Giống bò có con lai từ bò địa phương của Bỉ với bò shorthorn là: 

  • A. Bò zebu
  • B. Bò BBB
  • C. Bò Red Sindhi
  • D. Bò Brahman

Câu 21: Di truyền y học là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về Di truyền học người vào y học để:

  • A. giải thích, chẩn đoán các tật, bệnh di truyền
  • B. điều trị trong 1 số trường hợp bệnh lí
  • C. phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền
  • D. giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh tật di truyền và điều trị trong 1 số trường hợp bệnh lí.

Câu 22: Cho các nội dung sau:

I. Xác định tính trạng cần nghiên cứu (thường là một bệnh di truyền).

II. Thu thập thông tin về tính trạng được nghiên cứu trên những người thuộc cùng một gia đình/dòng họ qua nhiều thế hệ.

III. Sử dụng các kí hiệu quy ước để biểu thị mối quan hệ họ hàng và sự di truyền của tính trạng nghiên cứu qua các thế hệ.     

Thứ tự đúng về các bước xây dựng phả hệ là

  • A. I → II → III.                                                         
  • B. II → I → III.
  • C. III → II → I.                                                         
  • D. III → I → II.       

Câu 23: Cho thông tin về 1 gia đình qua 3 đời khảo sát như sau:

- Đối tượng đang xét để xưng hô trong gia đình là người cháu ở thế hệ thứ 3.

- Bà nội không bị bệnh, ông nội không rõ thông tin.

- Bác hai trai bên cha, chú út, cậu út và cha đều bị bệnh X.

- Dượng ba (chồng của cô ba, cô ba là chị của ba) không bị bệnh nhưng con trai dượng bị bệnh X.

- Ông ngoại và bà ngoại không bị bệnh X.

Biết X là bệnh di truyền do gen có 2 alen quy định, người con đầu dòng tính thứ hai.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhân định sau:

(1) Bệnh X do gen lặn nằm trên NST thường.

(2) Cô ba của đối tượng sinh con gái thì chắc chắn cô gái không bị bệnh.

(3) Ông nội, cô ba và cả mẹ đối tượng đều biết được kiểu gen.

(4) Giả sử mợ út và thím út đều mang thai, nếu cả hai người siêu âm đều là con trai thì con của mợ út có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với con của thím út

  • A. 1                               
  • B. 2                               
  • C. 3                               
  • D. 4

Câu 24: Cho các nội dung sau:

(1) Vị trí ở tế bào chất (ti thể, lạp thể)

(2) Không theo dòng mẹ; phụ thuộc vào mối quan hệ trội lặn của các allele trong cặp allele hoặc có sự tương tác giữa các cặp allele khác nhau.

(3) Allele lặn chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi ở dạng đồng hợp

(4) Không có sự tái tổ hợp gene trong quá trình thụ tinh

(5) vai trò của giao tử cái là chủ yếu

Có bao nhiêu ý đúng khi nói về di truyền do gene ngoài nhân:

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1

Câu 25: Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:

Lai thuận: P: ♀ Xanh lục × ♂ Lục nhạt → F1: 100% Xanh lục.

Lai nghịch: P: ♀ Lục nhạt × ♂ Xanh lục → F1: 100% Lục nhạt.

Tìm nhận định đúng về đặc điểm di truyền màu sắc ở cây đại mạch trong hai phép lai trên?

  • A. Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ nên sự di truyền màu sắc đại mạch do gene trong tế bào chất quy định.
  • B. Các tính trạng tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể vì tế bào chất được phân phối đều cho các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể.
  • C. Tính trạng do gene trong tế bào chất quy định sẽ không tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
  • D. Tính trạng do gene trong tế bào chất quy định sẽ không tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác