Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời bài 17: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 17: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành:

  • A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  • B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  • C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn.
  • D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ.

Câu 2: Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ ?

  • A. Diễn ra trong một thời gian dài.
  • B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
  • C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
  • D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Câu 3: Có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

2. Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

3. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.

4. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

5. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.

6. Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.

7. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.

8. Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

  • A. 5   
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 6

Câu 4: Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?

1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.

2. Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không.

3. Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.

4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.

5. Tiến hóa nhỏ diễn ra hước, tiến hóa lớn diễn ra sau.

6. Tiến hóa lớn hoàn toàn tách biệt với tiến hóa nhỏ.

  • A. 2   
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 5

Câu 5: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ:

  • A. Là quá trình hình thành loài mới.
  • B. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
  • C. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
  • D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.

Câu 6: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, vai trò của quá trình cách ly?

  • A. Xóa nhòa nhưng khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.
  • B. Góp phân thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
  • C. Làm tăng tần số alen từ đó hình thành nên loài mới.
  • D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ

Câu 7: Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự nào?

  • A. Phát sinh đột biến TRẮC NGHIỆM Sự phát tán đột biến TRẮC NGHIỆM Chọn lọc các đột biến có lợi TRẮC NGHIỆM Cách li sinh sản.
  • B. Phát sinh đột biến TRẮC NGHIỆM Cách li sinh sản giữa các quần thể đã bị biến đổi với quần thể gốc TRẮC NGHIỆM Phát tán đột biến qua giao phối TRẮC NGHIỆM Chọn lọc các đột biến có lợi.
  • C. Phát tán đột biến TRẮC NGHIỆM Chọn lọc các đột biến có lợi TRẮC NGHIỆM Cách li sinh sản TRẮC NGHIỆM Phát tán đột biến giao phối.
  • D. Phát tán đột biến TRẮC NGHIỆM Chọn lọc các đột biến có lợi TRẮC NGHIỆM Sự phát sinh đột biến TRẮC NGHIỆM Cách li sinh sản.

Câu 8: Nhận xét nào đúng?

  • A. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở từng cá thể, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức loài.
  • B. Tiến hóa nhỏ chỉ xảy ra ở mức phân tử, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ loài.
  • C. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ trên loài.
  • D. Tiến hỏa nhỏ xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài, còn tiến hóa lớn lại xảy ra ở mức độ cá thể.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây mô tả vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa nhỏ?

  • A. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang đặc điểm có lợi.
  • B. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể trong quần thể.
  • C. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể giao phối.
  • D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng tiến hóa.

Câu 10: Trong tiến hóa nhỏ, sinh vật xuất hiện sau thường mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn sinh vật xuất hiện trước vì:

  • A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi.
  • B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.
  • C. Chọn lọc tự nhiên đã chọn được những kiểu gen thích nghi hơn, giữ lại cho sinh sản từ đó làm cho các cá thể thích nghi xuất hiện nhiều về sau.
  • D. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các dạng trung gian giữ lại các dạng thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.

Câu 11: Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên?

(1) Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.

(3) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.

(4) Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là phát tán và trung hòa đột biến.

(5) Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

  • A. (1), (3).   
  • B. (2), (4).    
  • C. (1), (5).    
  • D. (2),(3).

Câu 12: Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên:

(1) Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.

(3) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.

(4) Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là phát tán và trung hòa đột biến.

(5) Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguốn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

  • A. (1), (3).   
  • B. (2), (4).    
  • C. (1), (5).    
  • D. (2), (3).

Câu 13: Cho những nhận xét sau:

1. Đột biến gen và di - nhập gen đều tạo ra vốn gen phong phú cho quần thể.

2. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

3. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen đều làm nghèo vốn gen quần thể.

4. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

5. Giao phối ngẫu nhiên và đột biến gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng.

6. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.

7. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.

8. Đột biến thay đổi tần số alen chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.

Có bao nhiêu nhận xét sai?

  • A. 2   
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 5

Câu 14: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?

  • A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
  • B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
  • C. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.
  • D. Đột biến và di - nhập gen.

Câu 15: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ liên tiếp thư được kết quả:

Thế hệAAAaaa
F10,640,320,04
F20,640,320,04
F30,240,520,24
F40,160,480,36
F50,090,420,49

Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây?

  • A. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.
  • B. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
  • C. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên.
  • D. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 16: Khái niệm của chọn lọc tự nhiên:

  • A. Là quá trình đào thải các biến dị có hại, tích lũy những biến dị có lợi cho cơ thể sinh vật.
  • B. Là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
  • C. Là quá trình hình thành nên các đặc điểm thích nghi của sinh vật và hình thành loài mới.
  • D. Là một quá trình có thể tác động lên mọi sinh vật.

Câu 17: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này hình thành được là vì:

  • A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
  • B. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
  • C. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
  • D. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

Câu 18: Điều nào sau đây không đúng với sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi?

  • A. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điếm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và được thay thế bởi đặc điểm thích nghi khác.
  • B. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.
  • C. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.
  • D. Trong lịch sử những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước đó.

Câu 19: Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành:

  • A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  • B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  • C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn.
  • D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ.

Câu 20: Có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

2. Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

3. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.

4. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

5. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.

6. Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.

7. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.

8. Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

  • A. 5   
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 6

Câu 21: Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?

1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.

2. Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không.

3. Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.

4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.

5. Tiến hóa nhỏ diễn ra hước, tiến hóa lớn diễn ra sau.

6. Tiến hóa lớn hoàn toàn tách biệt với tiến hóa nhỏ.

  • A. 2   
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 5

Câu 22: Hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. Một vài nhận xét được đưa ra như sau:

1. Tiến hóa lớn là quá trình diễn ra trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.

2. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

3. Loài là đơn vị nhỏ nhất có thể của tiến hóa.

4. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới được hình thành. Hình thành loài mới là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

5. Tiến hóa lớn có thể nghiên cứu thực nghiệm.

Có bao nhiêu nhận xét sai?

  • A. 0   
  • B. 1    
  • C. 2    
  • D. 3

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác