Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời bài 4: Hệ gene, đột biến gene và công nghệ gene
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 4: Hệ gene, đột biến gene và công nghệ gene có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hệ gene là:
A. toàn bộ trình tự các nucleotide trên DNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
- B. toàn bộ trình tự các nucleotide trên RNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
- C. toàn bộ trình tự các amino acid trên polypeptide có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
- D. toàn bộ trình tự các amino acid trên protein có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
Câu 2: Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng số liên kết hydrogen của gene?
- A. Mất một cặp A – T.
B. Thêm một cặp G – C.
- C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.
- D. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp C – G.
Câu 3: Vai trò cơ bản của đột biến gene trong tiến hoá là
- A. giúp đào thải các cá thể có hại.
B. tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
- C. tạo các biến dị tổ hợp.
- D. giảm nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Câu 4: Đột biến điểm có các dạng
A. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.
- B. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide.
- C. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
- D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
Câu 5: Vai trò của đột biến gene trong nghiên cứu di truyền bao gồm những nội dung nào sau đây?
(1) Nghiên cứu đánh giá vai trò và chức năng của gene.
(2) Phát hiện các đột biến gene có lợi hoặc có hại phục vụ công tác chọn tạo giống.
(3) Đưa ra dự đoán về biểu hiện tính trạng ở thế hệ tiếp theo.
(4) Đưa ra dự đoán về giới tính của thế hệ tiếp theo.
A. (1), (2), (3).
- B. (1), (2), (4).
- C. (1), (3), (4).
- D. (2), (3), (4).
Câu 6: Thể đột biến là:
- A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
- C. cơ thể mang biến dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.
- D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 7: Đột biến thay thế một cặp nucleotide được gọi là đột biến đồng nghĩa xảy ra khi
- A. có sự thay đổi amino acid tương ứng trong chuỗi polypeptide.
- B. thể đột biến được xuất hiện ở thế hệ sau.
- C. thay đổi toàn bộ amino acid trong chuỗi polypeptide.
D. không làm thay đổi amino acid nào trong chuỗi polypeptide.
Câu 8: Tác nhân sinh học gây ra đột biến gene gồm
A. virus viêm gan B, virus herpes.
- B. nọc độc của một số loài rắn như cạp nong, cạp nia.
- C. kiến ba khoang, ong bắp cày.
- D. nấm độc, vi khuẩn lao.
Câu 9: Trong kĩ thuật chuyển gene có bước nào sau đây?
- A. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau.
- B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
- C. Lai các dòng thuần chủng khác nhau.
D. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 10: Giống lúa “gạo vàng” được tạo ra do chuyển gene tổng hợp β-carotene là thành tựu của
- A. nhân bản vô tính.
- B. công nghệ tế bào.
C. công nghệ gene.
- D. phương pháp gây đột biến.
Câu 11: Giống cây bông được chuyển gene kháng sâu hại từ vi khuẩn là thành tựu của phương pháp tạo giống nhờ
- A. cấy truyền phôi.
- B. gây đột biến.
- C. nhân bản vô tính.
D. công nghệ gene.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về đột biến gene là sai?
- A. Đột biến gene có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến.
- B. Mức độ gây hại của allele đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gene.
- C. Đột biến gene làm xuất hiện các allele khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
D. Đột biến thay thế một cặp nucleotide luôn làm thay đổi chức năng của protein.
Câu 13: Allele M bị đột biến điểm thành allele m. Theo lí thuyết, allele M và allele m
- A. chắc chắn có số nucleotide bằng nhau.
- B. luôn có số liên kết hydrogen bằng nhau.
C. có thể có tỉ lệ (A + T)/(G + C) bằng nhau.
- D. luôn có chiều dài bằng nhau.
Câu 14: Trong kĩ thuật chuyển gene, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gene đánh dấu để
- A. tạo điều kiện cho enzyme ligase hoạt động tốt hơn.
- B. dễ dàng chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.
- C. giúp enzyme restrictase nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
D. nhận biết các tế bào đã nhận được DNA tái tổ hợp.
Câu 15: Một loài thực vật lưỡng bội, xét một gene có 2 allele; allele B có 1200 nucleotide và mạch 1 của gene này có A : T : G : C = 1 : 2 : 3 : 4. Allele B bị đột biến thêm 1 cặp nucleotide thành allele b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ (A + T) : (G + C) của allele b bằng tỉ lệ (G + A) : (T + C) của allele B.
II. Nếu allele b phát sinh do đột biến thêm 1 cặp G – C thì allele b có 421 nucleotide loại G.
III. Nếu allele b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì chuỗi polypeptide do allele b quy định giống với chuỗi polypeptide do allele B quy định.
IV. Nếu allele b phát sinh do đột biến xảy ra trong giảm phân thì allele b có thể di truyền cho đời sau.
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 16: Cho biết các codon mã hóa một số loại amino acid như sau:
Codon | 5’GAU3’; 5’GAC3’ | 5’UAU3’; 5’UAC3’ | 5’AGU3’; 5’AGC3’ | 5’CAU3’; 5’CAC3’ |
Amino acid | Aspartic | Tyrosine | Serine | Histidine |
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mRNA của allele M có trình tự nucleotide là 3’TAC CTA GTA ATG TCA … ATC5’. Allele M bị đột biến tạo ra 4 allele có trình tự nucleotide ở đoạn mạch này như sau:
I. Allele M1: 3’TAC CTA GTA GTG TCA … ATC5’.
II. Allele M2: 3’TAC CTA GTG ATG TCA … ATC5’.
III. Allele M3: 3’TAC CTG GTA ATG TCA … ATC5’.
IV. Allele M4: 3’TAC CTA GTA ATG TCG … ATC5’.
Theo lí thuyết, trong 4 allele trên, có bao nhiêu allele mã hóa chuỗi polypeptide có thành phần amino acid bị thay đổi so với chuỗi polypeptide do allele M mã hóa?
A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 17: Các trình tự một operon ở vi khuẩn E.coli nằm trong đoạn NST được kí hiệu từ A đến E. Để xác định các trình tự của operon này, người ta sử dụng 5 trường hợp đột biến mất đoạn như hình dưới đây (các đường gạch chéo biểu hiện đoạn bị mất). Kết quả thu được trường hợp 4 và 5 có các gene cấu trúc luôn được phiên mã; trường hợp 2 và 3 có các gene cấu trúc luôn không được phiên mã; trường hợp 1 chưa xác định được mức biểu hiện của các gene cấu trúc trong operon.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào về trình tự operon trên là đúng?
- A. Đoạn DE chứa vùng vận hành, đoạn BC chứa vùng khởi động.
- B. Đoạn A chứa vùng vận hành, đoạn B chứa vùng khởi động.
C. Đoạn B chứa vùng vận hành, đoạn E chứa vùng khởi động.
- D. Đoạn CD chứa vùng vận hành, đoạn DE chứa vùng khởi động.
Câu 18: Allele B bị đột biến điểm tại cùng 1 triplet tạo thành các allele B1, B2 và B3. Các chuỗi polypeptide do các allele này quy định lần lượt là: B, B1, B2 và B3 chỉ khác nhau 1 amino acid đó là Gly ở chuỗi B bị thay bằng Ala ở chuỗi B1, Arg ở chuỗi B2 và Trp ở chuỗi B3. Cho biết các triplet được đọc trên mạch khuôn của gene theo chiều 3’ → 5’ và các codon mã hóa các amino acid tương ứng ở bảng sau:
Amino acid | Glycine (Gly) | Alanine (Ala) | Arginine (Arg) | Tryptophan (Trp) |
Codon | 5’GGU3’; 5’GGC3’; 5’GGA3’; 5’GGG3’ | 5’GCU3’; 5’GCC3’; 5’GCA3’ 5’GCG3’ | 5’CGU3’; 5’CGC3’; 5’CGA3’; 5’CGG3’; 5’AGA3’; 5’AGG3’ | 5’UGG3’ |
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng về sự xuất hiện của các allele đột biến trên?
A. Các allele B1, B2, B3 đều là kết quả của đột biến dẫn đến thay thế nucleotide thứ nhất của triplet mã hóa Gly.
- B. Đột biến dẫn đến nucleotide thứ nhất của triplet mã hóa Gly ở allele B bị thay bằng G tạo ra triplet mã hóa Ala ở allele B1.
- C. Đột biến dẫn đến nucleotide thứ hai của triplet mã hóa Gly ở allele B bị thay bằng A tạo ra triplet mã hóa Trp ở allele B3.
- D. Đột biến dẫn đến nucleotide thứ nhất của triplet mã hóa Gly ở allele B bị thay bằng T hoặc G tạo ra triplet mã hóa Arg ở allele B2.
Câu 19: Ở người, xét một gene gồm hai allele: allele B mã hóa protein M1, không gây bệnh M; allele b mã hóa protein M2, gây bệnh M. Một loại kí sinh trùng gây ra bệnh N ở người không bị bệnh M., còn người bị bệnh M thường không mắc bệnh N. Để tìm hiểu cấu trúc của gene và protein gây bệnh M, người ta phân tích trình tự nucleotide (DNA) và trình tự amino acid tương ứng của gene này ở người bình thường (BB) và người bị bệnh (bb). Kết quả chỉ thể hiện một phần trình tự nucleotide và chuỗi polypeptide do trình tự này mã hóa của hai người này kí hiệu là mẫu I và mẫu II được thể hiện ở hình dưới đây. Các trình tự nucleotide và amino acid còn lại của hai mẫu này là giống nhau.
Biết rằng, allele B đã xảy ra một đột biến điểm tạo ra allele b, kết quả làm tăng tỉ lệ uracil của mRNA được phiên mã từ allele b. Mỗi codon 5’GUG3’, 5’CCU3’, 5’GAG3’ lần lượt mã hóa mỗi loại amino acid: Val, Pro, Glu.
Phát biểu nao sau đây đúng:
- A. Ở mẫu II, mạch khuôn là mạch 1, phiên mã theo chiều từ nucleotide số 9 đến nucleotide số 1.
- B. Tỉ lệ (A+G)/(T+C) của mạch 2 ở mẫu I là giống với mạch 2 của mẫu II.
C. Các protein M1 được tổng hợp từ trình tự nucleotide của mẫu II.
- D. Trong cùng điều kiện sống, nguy cơ mắc bệnh N của người có mẫu II thấp hơn người có mẫu I.
Câu 20: Ở sinh vật nhân sơ, mạch khuôn của đoạn gene B có trình tự các nucleotide trong vùng mã hóa như sau:
Gene B: 3’...TAC ATG ACC AGT TCA AGT AAT TTC TAG CAT ATT …5’.
Do đột biến điểm làm xuất hiện ba allele mới có trình tự các nucleotide tương ứng là:
Allele B1: 3’...TAC ATG ACC AGC TCA AGT AAT TTC TAG CAT ATT …5’.
Allele B2: 3’...TAC ATG ACC AGT TCA AGT AAT TAC TAG CAT ATT …5’.
Allele B3: 3’...TAC ATG ACC AGT TCA AGT ACT TAC TAG CAT ATT …5’.
Chọn phát biểu có ý trả lời đúng:
- A. Các đoạn polypeptide được tạo ra từ các allele đột biến có số amino acid bằng nhau.
B. Allele B1 được tạo ra từ gene ban đầu do đột biến thay thế một cặp T – A thành cặp C – G.
- C. mRNA được tạo ra từ allele B3 dịch mã cần môi trường cung cấp có 2 amino acid formin methionine.
- D. Sơ đồ xuất hiện các allele đột biến từ gene B là B2 ← B → B1 → B3.
Câu 21: Tiến hành gắn gene mã hóa protein insulin được nhân bản từ phân tử DNA ở người vào vector plasmid và chuyển vào tế bào vi khuẩn E.coli. Sản phẩm protein biểu hiện của gene này có kích thước lớn hơn protein insulin được tách chiết từ người.
Phát biểu nào sau đây đúng:
- A. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực dùng bộ mã di truyền khác nhau.
- B. Vi khuẩn chọn dịch mã những mRNA chứa thông tin di truyền của nhiều gene trên một operon.
C. Vi khuẩn không có khả năng loại bỏ những đoạn intron ở gene của người.
- D. DNA polymerase không thực hiện phiên mã ở đoạn trình tự DNA của người trên vector plasmid.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận