Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời bài 1: Gene và cơ chế truyền thông di truyền

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 1: Gene và cơ chế truyền thông di truyền có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kí hiệu của bốn loại đơn phân cấu tạo DNA lần lượt là:

  • A. A, U, G, C.
  • B. A, T, G, C.
  • C. A, D, R, T.
  • D. U, R, D, C.

Câu 2: DNA có cấu trúc như thế nào?

  • A. Chuỗi xoắn kép.
  • B. Chuỗi xoắn đơn.
  • C. Chuỗi thẳng kép.
  • D. Chuỗi thẳng đơn.

Câu 3: Loại nucleic acid đóng vai trò như “người phiên dịch” của quá trình dich mã là:

  • A. DNA.
  • B. tRNA.
  • C. rRNA.
  • D. mRNA

Câu 4: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

  • A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C, C liên kết với G.
  • B. A liên kết với T, T liên kết với A, G liên kết với C, C liên kết với G.
  • C. T-G-T-G.
  • D. U-G-U-G.

Câu 5: Nếu không xảy ra sai sót, kết thúc quá trình tái bản, từ 1 DNA thường tạo ra bao nhiêu DNA mới?

  • A. 2.            
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 5.

Câu 6: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành:

  • A. Cùng chiều tháo xoắn của DNA.
  • B. Cùng chiều với mạch khuôn .
  • C. Theo chiều 3’ đến 5’.
  • D. Theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 7: Trong các loại nucleic acid sau loại nào giữ chức năng vận chuyển amino acid?

  • A. DNA
  • B. mRNA  
  • C. rRNA
  • D. tRNA

Câu 8: Sản phẩm của quá trình phiên mã là

  • A. Phân tử RNA.
  • B. Chuỗi polypeptide.
  • C. Phân tử DNA.
  • D. Phân tử cenlulose.

Câu 9: Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp amino acid cuối cùng trên chuỗi polypeptide.
  • B. Trình tự các bộ ba trên mRNA quy định trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide.
  • C. Liên kết hydrogen được hình thành trước liên kết peptide.
  • D. Chiều chuyển dịch của ribosome trên mRNA là 5’→3’

Câu 10: Phiên mã ngược là hiện tượng:

  • A. Protein tổng hợp ra DNA.
  • B. RNA tổng hợp ra DNA.
  • C. DNA tổng hợp ra RNA .
  • D. Protein tổng hợp ra RNA.

Câu 11: Một DNA sau khi tán bản k lần tạo ra được 64 DNA con. Tính k?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 12: Một phân tử DNA sau k lần tái bản thì số chuỗi polynucleotide có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tổng hợp là

  • A. 2.(2k -1).
  • B. 2. (2k – 1).
  • C. 2k – 1.
  • D. 2. 2k.

Câu 13: Có bao nhiêu nhận xét đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.

(2) Enzyme tham gia vào quá trình này là enzyme RNA polymerase.

(3) Diễn ra chủ yếu trong nhân của tế bào.

(4) Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-C và ngược lại).

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 14: Một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự các nucleotide như sau: ....ATGCATGGCCGC....

Trong quá trình tái bản DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự

  • A. ...TACGTACCGGCG....       
  • B. ...ATGCATGGCCGC....       
  • C. ...UACGUACCGGCG....
  • D. ...ATGCGTACCGGCT.…

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình phiên mã.

  • A. Ở sinh vật nhân thực, sau khi kết thúc quá trình phiên mã sẽ diễn ra quá trình dịch mã luôn.
  • B. Đoạn DNA mà enzyme RNA polymerase vừa trượt qua sẽ trở lại trạng thái xoắn kép bình thường.
  • C. Trình tự nucleotide của vùng kết thúc của gene báo hiệu cho enzyme RNA polymerase thoát khỏi gene
  • D. Ở sinh vật nhân sơ, mRNA được tạo ra trược tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.

Câu 16: Một phân tử mRNA chỉ chứa 3 loại nucleotide là A, U, C. Nhóm các bộ ba nào dưới đây có thể có trên mạch bổ sung của gene đã phiên mã ra mRNA nói trên?

  • A. TAG, GAA, ATA, ATG.
  • B. AAA, CCA, TAA, TCC.
  • C. AAG, GTT, TCC, CAA.
  • D. ATC, TAG, GAC, GAA.

Câu 17: gene D ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nucleotide và số nucleotide loại A chiếm 15% tổng số nucleotide của gene. Trên mạch 1 của gene có 150 số nucleotide loại T và có 450 số nucleotide G. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về gene D?

  • A. Trên mạch 1 của gene D có G/C=2/3.
  • B. Trên mạch 2 của gene D có số nucleotide T= 250.
  • C. Trên mạch 2 của gene D có T=2A.
  • D. Tổng số C nucleotide trên cả 2 mạch là 1000.

Câu 18: Người ta sử dụng một chuỗi polynucleotidede có (T+C)/(A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynucleotide bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotide tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

  • A. A+G=80%; T+C=20%.
  • B. A+G=20%; T+C=80%.
  • C. A+G=25%; T+C=75%.
  • D. A+G= 75%; T+C=25% .

Câu 19: Một gene ở vi khuẩn E.coli đã tổng hợp cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 amino acid. Phân tử mRNA được tổng hợp từ gene trên có tỉ lệ A:U:G:C là 1:2:3:4. Số lượng nucleotide từng loại của gene trên là:

  • A. A=T=270; G=C= 630.
  • B. A-T= 630; G=C=270.
  • C. A=T= 270; G=C=627.
  • D. A=T=627; G=C= 270.

Câu 20: Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?

  1. Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã
  2. Ribosome di chuyển trên mRNA theo chiều 5’ → 3’
  3. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-C và ngược lại).
  4. Xảy ra ở tế bào chất
  5. 1 phân tử mRNA dịch mã tạo 1 chuỗi polypeptide
  6. Gồm quá trình hoạt hóa amino acid và tổng hợp polypeptide
  7. Trong quá trình dịch mã, tRNA đóng vai trò như “người phiên dịch”.
  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 21: Trên một phân tử mRNA có hiệu số giữa các loại ribonucleotide như sau A-U= 450, C-U=300. Trên mạc khuôn của nó có T-C=20% số nucleotide của mạch. Biết gene tổng hợp ra mRNA dài 6120Å. Số lượng nucleotide loại A của mạch mRNA là:

  • A. 540.
  • B. 240.
  • C. 690.
  • D. 330.

Đọc kĩ bài tập và trả lời câu 22 - 25 dưới đây:

Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. Coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử DNA vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, mỗi dự đoán sau đây là Đúng hay Sai về quá trình này?

Câu 22: Số phân tử DNA vùng nhân thu được sau 3 giờ là:

  • A. 1126
  • B. 1235
  • C. 1452
  • D. 1536.

Câu 23: Số mạch đơn DNA vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là:

  • A. 1533.
  • B. 1543
  • C. 1553
  • D. 1563

Câu 24: Số phân tử DNA vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là:

  • A. 1520
  • B. 1530
  • C. 1540
  • D. 1550

Câu 25: Số mạch đơn DNA vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là:

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác