Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau giai đoạn tiêu hóa và hấp thụ, chất dinh dưỡng được vận chuyển đến từng tế bào nhờ

  • A. hệ bài tiết. 
  • B. hệ tuần hoàn.
  • C. hệ hô hấp.
  • D. hệ nội tiết.

Câu 2: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào

  • A. hoàn cảnh, môi trường sống của mỗi người.
  • B. độ tuổi và khả năng lao động của mỗi người.
  • C. độ tuổi, giới tính, sở thích và tình trạng hôn nhân.
  • D. độ tuổi, giới tính, cường độ lao động, sức khỏe tinh thần và tình trạng bệnh tật.

Câu 3: Phát biểu nào không đúng khi nói về tiêu hóa ở động vật?

  • A. Ở đa số các loài động vật, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào
  • B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
  • C. Ống tiêu hóa có ở hầu hết các động vật không xương sống và có xương sống.
  • D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng và tiêu hoá là đúng?

  • A. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.
  • B. Dinh dưỡng và tiêu hoá là hai quá trình kế tiếp nhau.
  • C. Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 5: Ở động vật, quá trình trao đổi khí với môi trường được thực hiện qua

  • A. ống trao đổi khí.
  • B. bề mặt trao đổi khí.
  • C. áp suất trao đổi khí. 
  • D. thể tích trao đổi khí.

Câu 6: Hình thức trao đổi khí qua ống khí có ở các động vật nào sau đây?

  • A. Bọt biển, giun tròn, giun dẹp.
  • B. Châu chấu, ong, dế mèn.
  • C. Con trai, ốc, tôm.
  • D. Chim bồ câu, thỏ, thằn lằn.

Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về hình thức trao đổi khí qua mang? 

  • A. Tôm, cua là các động vật có hình thức trao đổi khí qua mang.
  • B. Mang cá xương được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang.
  • C. Trao đổi khí qua mang là hình thức trao đổi khí mà CO2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, O2 từ máu khuếch tán vào nước.
  • D. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.

Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về các biện pháp phòng bệnh về hô hấp?

  • A. Phòng các bệnh về hô hấp bằng cách hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể.
  • B. Giữ vệ sinh môi trường là một biện pháp giúp hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.
  • C. Thường xuyên luyện tập thể thao giúp các cơ hô hấp khỏe hơn, giảm thể tích khí lưu thông và tăng nhịp thở.
  • D. Đeo khẩu trang là một biện pháp giảm sự lây lan của nguồn lây bệnh.

Câu 9: Nếu cây không được tưới nước trong nhiều ngày. Khả năng hấp thụ nước ở rễ cây thay đổi như thế nào

  • A. Tăng
  • B. Giảm
  • C. Không đổi
  • D. Chưa xác định được

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình Calvin?

  • A. Diễn ra ở cả thực vật C3, C4 và CAM.
  • B. Sử dụng sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng. 
  • C. Diễn ra cả ban ngày và ban đêm.
  • D. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.

Câu 11: Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là 

  • A. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và bốn phân tử NADH.
  • B. bốn phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.
  • C. sáu phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.
  • D. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH.

Câu 12: Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là

  • A. làm đất tơi xốp, giảm độ ẩm của đất, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
  • B. làm đất tơi xốp, bổ sung các vi sinh vật vào đất làm thúc đẩy hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển.
  • C. làm đất tơi xốp, giảm độ thoáng khí, giảm sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
  • D. làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

Câu 13: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4? 

  • A. Lúa, khoai tây, đậu.
  • B. Lúa, khoai, sắn.
  • C. Ngô, mía, cỏ gấu.
  • D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

Câu 14: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng tự dưỡng?

  • A. Tảo, san hô, bắp cải, cây phượng.
  • B. Tảo, nấm, san hô, bắp cải.
  • C. Con người, con thỏ, con cừu.
  • D. Cây phượng, vi khuẩn lam, cây dương xỉ.

Câu 15: Dinh dưỡng ở thực vật là

  • A. quá trình hấp thụ nước từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
  • B. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
  • C. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường trong cơ thể và sử dụng cho trao đổi chất ở thực vật.
  • D. quá trình hấp thụ và thải ra môi trường các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, sử dụng cho quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật.

Câu 16: Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển đi qua các tế bào của cây theo thứ tự nào sau đây?

  • A. Biểu bì → Vỏ → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.
  • B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.
  • C. Biểu bì → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.
  • D. Lông hút → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

Câu 17: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là

  • A. nhiệt độ và ánh sáng.
  • B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.
  • C. hệ vi sinh vật vùng rễ.
  • D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 18: Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của hàm lượng nước trong đất đến sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?

  • A. Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ.
  • B. Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút ion khoáng của rễ cây.
  • C. Hàm lượng nước trong đất thấp làm tăng quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.
  • D. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.

Câu 19: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?

  • A. Bước sóng 400 - 700 nm.
  • B. Bước sóng 280 – 760 nm. 
  • C. Bước sóng 200 – 500 nm. 
  • D. Bước sóng 700 - 900 nm. 

Câu 20: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4? 

  • A. Lúa, khoai tây, đậu.
  • B. Lúa, khoai, sắn.
  • C. Ngô, mía, cỏ gấu.
  • D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác