Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thông điệp mà Bức thư của thủ lĩnh da đỏ muốn nhấn mạnh là gì?

  • A. Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
  • B. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.
  • C. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
  • D. Hãy khuyên bảo chúng tôi như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ.

Câu 2:  Bộ tộc của Thủ lĩnh da đỏ Xi-at-tơn sinh sống ở châu lục nào?

  • A. Châu Phi
  • B. Châu Âu
  • C. Châu Mĩ
  • D. Châu Á

Câu 3: Mở đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là hình ảnh gì?

  • A. Hoa cúc vàng rực rỡ.
  • B. Bầu trời cao, trong xanh.
  • C. Hương ổi thơm náo nức.
  • D. Làn gió se lạnh.

Câu 4: Tác giả Vũ Nho đã nhận xét như thế nào về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?

  • A. Mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh tiêu biểu, đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ.
  • B. Hữu Thỉnh làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.
  • C. Hữu Thỉnh đã cảm nhận mùa thu rất khác.
  • D. Hữu Thỉnh đã góp phần làm phong phú cho kho tàng thơ ca Việt Nam về mùa thu.

Câu 5: Câu thơ “Hình như thu đã về” thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ Hữu Thỉnh?

  • A. Bất ngờ, nghi hoặc, chưa dám chắc chắn mùa thu đã về.
  • B. Bất ngờ, khẳng định một phần rằng mùa thu đã về.
  • C. Vui mừng, sung sướng trong thời khắc chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu.
  • D. Chìm trong suy ngẫm về thiên nhiên, về cuộc đời.

Câu 6: Khác với hai khổ thơ đầu tiên là các hình ảnh được cảm nhận bằng các giác gian thì ở khổ thơ thứ 3, nhà thơ đã cảm nhận mùa thu bằng gì?

  • A. Kinh nghiệm, suy ngẫm.
  • B. Sự quan sát tinh tế.
  • C. Kí ức.
  • D. Tình cảm.

Câu 7: Trong truyện “Vắt cổ chày ra nước”, người chủ nhà giao cho người đầy tớ công việc gì?

  • A. Mặc cái khố tải
  • B. Vắt cổ chày để lấy nước
  • C. Về quê có việc
  • D. Uống nước ao

Câu 8: Đỉnh điểm gây cười trong truyện “Vắt cổ chày ra nước” thể hiện ở câu nào?

  • A. Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức.
  • B. Nói rồi, hắn đưa cho người đầy tớ cái khố tải.
  • C. Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.
  • D. Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!

Câu 9: Tác giả của truyện “Khoe của” là ai?

  • A. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng
  • B. Trương Chính, Phong Châu
  • C. Người biên soạn sách
  • D. Tác giả dân gian

Câu 10: Bối cảnh của truyện “Khoe của” là gì?

  • A. Bối cảnh không rõ ràng
  • B. Thời kì Đổi mới
  • C. Ở một miền quê nghèo thời xưa
  • D. Thời kì cuối nhà Trần

Câu 11: “Ở phía tây New York, có một vị bác sĩ tên là Burdick, ông được gọi là “bác sĩ cười” vì … Tờ Lancet của London – một tạp chí y khoa nổi tiếng thế giới – đã đưa ra nhận định … không bệnh hay không”. Đây là:

  • A. Luận điểm
  • B. Bằng chứng
  • C. Lí lẽ
  • D.Kết luận

Câu 12: Tìm câu có hàm ý khích lệ động viên cho trường hợp sau:

  • Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.
  • A. Kệ cậu! Tớ không quan tâm.
  • B. Không sao đâu!
  • C. Do cậu không ôn kĩ đấy!
  • D. Còn những bài kiểm tra lần sau mà.

Câu 13: Các chỗ in nghiêng trong văn bản Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục được gọi là:

  • A. Chỉ dẫn sân khấu
  • B. Lời người kể chuyện
  • C. Suy nghĩ trong lòng nhân vật chính
  • D. Bản chất thực sự của tình huống

Câu 14: Ai là tác giả của văn bản “Cái chúc thư”?

  • A. Vũ Đình Long
  • B. Lưu Quang Vũ
  • C. Nguyễn Huy Tưởng
  • D. Học Phi

Câu 15: Xung đột kịch trong văn bản Cái chúc thư là xung đột giữa:

  • A. Cái cao cả với cái cao cả
  • B. Cái thấp kém với cái thấp kém
  • C. Cái tự nhiên với phi tự nhiên
  • D. Cái cao cả với cái thấp kém

Câu 16: Cho các sự việc:

Giao tài sản cho Lý
Giao tài sản cho Hy Lạc
Bàn về đám tang
Giao tài sản cho Khiết
Hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng.

  • A. 4, 1, 2, 3
  • B. 2, 1, 4, 3
  • C. 3, 2, 1, 4
  • D. 1, 3, 2, 4

Câu 17: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

  • A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa cho tôi xin một ít bả chó
  • B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
  • C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
  • D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình lình như vậy.

Câu 18: Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.:

An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.

  • A. Mình sẽ đến đúng hẹn.
  • B. Mình đến muộn một chút nhé ! 
  • C. Mình đến sớm và về sớm nhé
  • D. Mình bận nhiều việc lắm.

Câu 19: Thế nào là nghĩa hàm ý trong câu ?

  • A. Hàm ý là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
  • B. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
  • C. Hàm ý là phần lời nói tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
  • D. Hàm ý là phần của nội dung được thông báo không được nói một cách trực tiếp nhưng có thể hiểu để suy ra từ những từ ngữ ấy.

Câu 20: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Tiếng cười có lợi ích gì? là gì?

  • A. Nghị luận
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Tự sự

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác