Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong đoạn trích Bức thư của thủ lĩnh người da đỏ, tác giả coi mình là:
- A. Người văn minh.
B. Kẻ hoang dã.
- C. Người chủ của vùng đất mà người da đỏ đang sống.
- D. Người trung thành với lợi ích của người da đỏ.
Câu 2: Trong đoạn trích Bức thư của thủ lĩnh người da đỏ, người da trắng là danh từ thường chỉ người dân:
A. Châu Âu.
- B. Hoa Kì.
- C. Trung Quốc.
- D. Châu Úc.
Câu 3: Theo tác giả văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu, không gian ở khổ thơ thứ hai bài thơ Sang thu có đặc điểm gì?
- A. Không gian thu hẹp lại.
B. Không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn.
- C. Không gian mở rộng theo chiều cao.
- D. Không gian mở rộng theo chiều sâu.
Câu 4: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu có xuất xứ từ đâu?
A. Cuốn Đi giữa miền thơ – Vũ Nho.
- B. Cuốn Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân.
- C. Cuốn Phê bình văn học thế kỉ XX - Thụy Khuê.
- D. Cuốn Phê bình văn học Việt Nam hiện đại - Trịnh Bá Đĩnh.
Câu 5: Chữ “phả” gợi ra hương ổi như thế nào?
- A. Hương thơm nồng, báo hiệu mùa thu đã về từ lâu.
- B. Hương thơm không có sự chuyển động mà chỉ thơm một khoảng nhất định.
C. Hương thơm thoang thoảng khiến nhà thơ bất ngờ, sững sờ.
- D. Hương thơm như sánh lại, lan tỏa khắp vũ trụ.
Câu 6: Tác giả Vũ Nho đã ví bài thơ với hình ảnh gì?
- A. Sự sống.
- B. Ánh sáng.
- C. Con người.
D. Cây thơ.
Câu 7: Tác giả của truyện “Vắt cổ chày ra nước” là ai?
- A. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng
- B. Trương Chính, Phong Châu
- C. Người biên soạn sách
D. Tác giả dân gian
Câu 8: Sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm là gì?
A. Tiết kiệm là tiêu xài, sử dụng ở mức đủ, không gây lãng phí còn keo kiệt là tiết kiệm thái quá.
- B. Keo kiệt là tiêu xài, sử dụng ở mức đủ, không gây lãng phí còn tiết kiệm là keo kiệt thái quá.
- C. Tiết kiệm là ăn tiêu một cách không lãng phí để xây nhà mua xe còn keo kiệt là ăn tiêu quá ít để nhanh chóng có thể xây nhà mua xe.
- D. Keo kiệt là ăn tiêu một cách không lãng phí để xây nhà mua xe còn tiết kiệm là ăn tiêu quá ít để nhanh chóng có thể xây nhà mua xe.
Câu 9: Truyện “Khoe của” còn được biết đến với cái tên gì?
- A. Hai chàng trai
- B. Khoe khoang
- C. Tiếu lâm xứ Bắc
D. Lợn cưới, áo mới
Câu 10: Bối cảnh của truyện “Con rắn vuông” là gì?
- A. Ở nhà
- B. Hai vợ chồng bàn chuyện
C. Ở rừng
- D. Bối cảnh không rõ ràng.
Câu 11: “Một thầy thuốc vui vẻ, tự họ còn giúp ích nhiều hơn những viên thuốc họ kê cho bệnh nhân.” Câu này là:
- A. Luận điểm
B. Lí lẽ
- C. Bằng chứng
- D. Kết luận
Câu 12: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây?
- Anh nói nữa đi. – Ông giục.
- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
- A. Anh nói nữa đi
- B. Năm phút nữa là mười.
C. Còn hai mươi phút thôi
- D. Chè đã ngấm rồi đấy
Câu 13: Câu nào dưới đây sử dụng cách nói phóng đại?
- A. Phó may, Thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Jourdain đến.
- B. Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
C. Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài ấy.
- D. Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.
Câu 14: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Di Lung là ông cụ sắp qua đời.
B. Hy Lạc là con ruột của ông Di Lung.
- C. Lý là người hầu gái của Di Lung
- D. Khiết là người hầu trai của Hy Lạc.
Câu 15: Cho các sự việc:
Giao tài sản cho Lý
Giao tài sản cho Hy Lạc
Bàn về đám tang
Giao tài sản cho Khiết
Hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng.
A. 2, 1, 4, 3
- B. 4, 1, 2, 3
- C. 3, 2, 1, 4
- D. 1, 3, 2, 4
Câu 16: Xung đột kịch trong văn bản Cái chúc thư là xung đột giữa:
- A. Cái cao cả với cái cao cả
- B. Cái thấp kém với cái thấp kém
C. Cái cao cả với cái thấp kém
- D. Cái tự nhiên với phi tự nhiên
Câu 17: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
- A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
- B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
- C. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ
D. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
Câu 18: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?
- A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
- C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
- D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Câu 19: Trả lời hàm ý cho câu hội thoại sau
Giáo viên: Tại sao bài tập này em chưa hoàn thành?
- A. Tại em không biết làm
- B. Tại bài tập này khó
- C. Em chưa nghĩ ra cách làm
D. Gia đình em hôm qua có việc bận đột xuất
Câu 20: Văn bản Tiếng cười có lợi ích gì được trích từ:
A. Bắt đầu mỗi ngày bằng nụ cười, ngay cả tăm tối cũng phải tươi rói
- B. Nghệ thuật và tiếng cười
- C. Mười vạn câu hỏi vì sao
- D. Cuộc sống tươi đẹp làm sao
Bình luận