Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhà văn Vũ Trọng Phụng được sinh ra ở đâu?

  • A. Mỹ Hào, Hưng Yên
  • B. Bình Lục, Hà Nam
  • C. Nghi Xuân, Hà Tĩnh
  • D. Chương XX

Câu 2: Dòng nào dưới đây là thông tin chính xác về tác giả Đặng Dung?

  • A. Sinh năm 1376 chưa rõ năm mất, quê ở huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An là người có công lớn trong việc đánh đuổi quân Minh.
  • B. Chưa rõ năm sinh mất năm 1414 quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi bại trận bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc và làm quan tại đó.
  • C. Chưa rõ năm sinh mất năm 1414 quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sống dưới triều Hồ cùng với cha cai quản đất Thuận Hóa.
  • D. Sinh năm 1387 mất năm 1414 quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sống dưới triều Hồ cùng với cha cai quản đất Thuận Hóa.

Câu 3: Tác phẩm đánh dấu bước chân của tác giả Bảo Ninh trong làng văn Việt Nam là:

  • A. Nỗi buồn chiến tranh 
  • B. Lan man trong lúc kẹt xe
  • C. Trại bảy chú lùn
  • D. Chuyện xưa kết đi, được chưa?

Câu 4: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện.

  • A. Rồi cơm rượu, bò lợn
  • B. Quan phủ, quan tỉnh 
  • C. Bước đường công danh
  • D. Ghế nghị viện.

Câu 5: Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói mỉa là:

  • A. Có sự xuất hiện của các từ ngữ đánh giá tiêu cực. 
  • B. Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.
  • C. Có sự xuất hiện của yếu tố nhại.
  • D. Có sự xuất hiện của các yếu tố nhại, các từ ngữ đánh giá tiêu cực về một đối tượng, sự pha trộn giữ kiểu nói lịch sự và nói qúa.

Câu 6: Bài thơ “Cảm hoài” được người đời sau ca tụng là?

  • A. Thiên cổ hùng văn.
  • B. Phi hào kiệt.
  • C. Phi hào kiệt chi sĩ bất năng.
  • D. Áng văn hùng tráng

Câu 7: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Cảm hoài là:

  • A. Người anh hùng 
  • B. Tác giả
  • C. Tướng quân Trần Ngỗi
  • D. Trần Quý Khoáng

Câu 8: Tích vào những tác phẩm của nhà thơ Quang Dũng:

  • A. Mấy đầu ô, Thơ văn Quang Dũng
  • B. Mặt trận trên cao
  • C. Vỡ bờ
  • D. Vào lửa

Câu 9: Đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của Thanh Thảo cho nền văn học là ở lĩnh vực:

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Thơ ca
  • D. Phê bình văn học

Câu 10: Để sửa lỗi câu mơ hồ bạn cần làm gì?

  • A. Phải xác định được ý cần biểu đạt.
  • B. Đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • C. Đầu tiên bạn nên xác định ý cần biểu đạt sau đó đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • D. Cần nắm bắt được ý của người viết.

Câu 11: Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ tiểu luận nào?

  • A. Bàn về văn học Việt Nam 
  • B. Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc
  • C. Các bài giảng về tư tưởng phương Đông
  • D.  Đến hiện đại từ truyền thống

Câu 12: Đoạn trích “Năng lực sáng tạo” trích từ cuốn nào?

  • A. Một góc nhìn toán học
  • B. Một góc nhìn sáng tạo
  • C. Một góc nhìn của trí thức
  • D. Một khái niệm của sáng tạo

Câu 13: Trong cuốn Một góc nhìn của trí thức, văn bản Năng lực sáng tạo có nhan đề là gì?

  • A. Năng lực sáng tạo
  • B. Năng lực sáng tạo: làm sao để có?
  • C. Nguồn gốc của năng lực sáng tạo
  • D. Năng lực sáng tạo: nguồn gốc và thực hành

Câu 14: Dòng nào nói đúng nhất về Nguyễn Đình Thi?

  • A. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội, là nhạc sĩ, nhà thơ, diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
  • B. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội, là nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.
  • C. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hồ Chí Minh, là nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng với rất nhiều giải thưởng danh giá.
  • D. Nguyễn Đình Thi (1934- 2003) quê ở thành phố Hải Phòng, là nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.

Câu 15: Trong phần 1 của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ, tác giả muốn trình bày quan niệm gì về thơ?

  • A. Thơ là những cái gì đó trau chuốt đẹp đẽ nhất trong cuộc sống con người.
  • B. Thơ là sự trần trụi bóc trần cái xấu xa của cuộc sống.
  • C. Thơ không đơn thuần là  những cái “lấp lánh” xa rời thực tế mà còn bao gồm cả những thứ “đời” nhất.
  • D. Thơ là những ước vọng, mộng tưởng của người viết tự tưởng tượng ra.

Câu 16: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

  • A. Họ từ tên Hải.
  • B. Vốn người Việt Đông.
  • C. Đội trời đạp đất.
  • D. Đội trời đạp đất ở đời.

Câu 17: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

  • A. Chín chữ, ba thu.
  • B. Một ngày dài ghê.
  • C. Chín chữ cao sâu.
  • D. Ba thu dọn lại.

Câu 18: Tác phẩm tiêu biểu của Đoàn Thị Điểm bao gồm có:

  • A. Truyền kì tân phả và Chinh phụ ngâm khúc
  • B. Truyền kì mạn lục và Chinh phụ ngâm khúc 
  • C. Tân cổ kì bút và Truyện kì mạn lục
  • D. Truyện Truyền kì và Chinh phụ ngâm khúc

Câu 19: Ngày nay đền Hải Khẩu thường được gọi là gì?

  • A. Đền Bà Chúa
  • B. Đền Chúa Khẩu
  • C. Đền Bà Hải
  • D. Đền Bích Cơ

Câu 20: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về Nguyễn Huy Thiệp?

  • A. Là nhà văn có nhiều đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại
  • B. Là nhà văn tiên phong trong phong trào thơ văn đương đại
  • C. Là nhà thơ  có nhiều giải thưởng lớn về văn học nghệ thuật
  • D.  Là nhà văn tiên phong của văn học hiện đại.

Câu 21: Tác phẩm Muối của rừng thuộc thể loại :

  • A. Nghị luận 
  • B. Thuyết minh
  • C. Truyện ngắn
  • D. Phê bình văn học

Câu 22: Đoạn trích Nhân vật quan trọng được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Quan thanh tra
  • B. Quan tham
  • C. Chiếc áo khoác
  • D. Cái mũi

Câu 23: Nội dung chính của đoạn trích Nhân vật quan trọng là gì?

  • A. Thể hiện sự thối nát của xã hội đồng thời đả kích tât cả những gì tệ hại nhất của nước Nga.
  • B. Thể hiện sự tốt đẹp của xã hội Nga bấy giờ.
  • C. Bức tranh xã hội cũ với ngổn ngang những sự rối ren và thối nát.
  • D. Sự run sợ của những kẻ cấp dưới với những nhân vật tai to mặt lớn như Khơ-lét-xta-cốp.

Câu 24: Các sáng tác của tác giả Lộng Chương bao gồm những thể loại nào?

  • A. Kịch thơ, hài kịch, thơ, văn xuôi.
  • B. Tuồng, chèo, thơ, tiểu thuyết.
  • C. Kịch thơ, hài kịch, chèo, tuồng.
  • D. Phê bình văn học, tiểu luận, tiểu thuyết, kịch.

Câu 25: Lộng Chương được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm nào?

  • A. 1999
  • B. 2000
  • C. 2001
  • D. 2002

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác