Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoàn Thị Điểm được mệnh danh là gì?

  • A. Bà chúa Thơ Nôm
  • B. Ái Lan nữ sĩ
  • C. Hà Loan nữ sĩ
  • D. Hồng Hà nữ sĩ

Câu 3: Đoạn trích Nhân vật quan trọng được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Quan thanh tra
  • B. Quan tham
  • C. Chiếc áo khoác
  • D. Cái mũi

Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nhà văn Vũ Trọng Phụng:

  • A. Ông quê ở tỉnh Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội. 
  • B. Ông sinh ra ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở quê mẹ Hưng Yên.
  • C. Ông quê người Hưng Yên nhưng lại sống ở quê vợ Nghệ An.
  • D. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.

Câu 4: Tiểu thuyết Số đỏ ra mắt độc giả lần đầu tiên trên tờ báo nào?

  • A. Nhân dân báo
  • B. Hà Nội báo
  • C. An Nam báo
  • D. Nam Kỳ báo

Câu 6: Thế nào là biện pháp tu từ nói mỉa?

  • A. Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng.
  • B. Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tích cực về một đối tượng.
  • C. Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ thể hiện sự thán phục ca ngợi về một đối tượng.
  • D. Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ nói giảm nói tránh về các đối tượng. 

Câu 6: Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh thuộc thể loại nào?

  • A. Kịch
  • B. Truyện ngắn
  • C. Phóng sự
  • D. Tiểu thuyết

Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau:

“Trời thu thay áo mới

Trong biếc, nói cười thiết tha”

  • A. Làm cho sự vật tưởng vô tri vô giác lại trở thành gần gũi hơn, trời thu khoác lên mình một diện mạo mới gợi ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
  • B. Thể hiện sự hân hoan khi trời tiết sang thu.
  • C. Thể hiện sự tiếc nuối mùa hạ đã qua đi.
  • D. Sự chờ mong đón nhận tín hiệu của mùa thu.

Câu 8: Bài thơ Cảm hoài có sự xuất hiện của phong cách cổ điển. Em hãy nêu một số biểu hiện của phong cách này:

  • A. Điển tích điển cố xuất hiện trong bài thơ.
  • B. Giọng điệu anh hùng ấn tượng kết hợp với câu thơ hô ứng, đối chọi nhau đi kèm là các hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ.
  • C. Mang ý vị cổ điển, trang trọng tráng lệ của văn thơ trung đại.
  • D. Sử dụng hình ảnh kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ để nói về khát vọng anh hùng thời loạn.

Câu 9: Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

  • A. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)
  • B. Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội
  • C. Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
  • D. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 10: Thể thơ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” là:

  • A. Thơ 5 chữ
  • B. Thơ 6 chữ
  • C. Thơ 7 chữ
  • D. Thơ tự do

Câu 11: Xác định lỗi logic của câu sau: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân”.

  • A. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu.
  • C. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau

Câu 12: Xác định vấn đề nghị luận của văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?

  • A. Vấn đề văn học Việt Nam thời điểm giao thời.
  • B. Vấn đề văn hóa của dân tộc.
  • C. Vấn đề văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại.
  • D. Vấn đề văn học Việt Nam dưới cái góc nhìn văn hóa

Câu 13: Phan Đinh Diệu là người có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nào?

  • A. Toán học
  • B. Vật lý
  • C. Hóa học
  • D. Toán học và Tin học

Câu 14: Tên các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi bao gồm:

  • A. Xung kích, Người chiến sĩ, Mấy vấn đề văn học, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  • B. Xung kích, Mây đầu ô, Lão Hạc, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  • C. Máu và hoa, Người chiến sĩ, Mấy vấn đề văn học, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  • D. Tôi và chúng ta, Máu và hoa, Xiềng xích, Con nai đen, Bài thơ Hắc Hải.

Câu 16: Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Trung Quốc và từ văn học cổ nước ngoài.
  • B. Ấn Độ và từ văn học cổ trong nước.
  • C. Trung Quốc và từ văn học cổ trong nước.
  • D. Nhật Bản và từ văn học cổ nước ngoài.

Câu 16: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

  • A. Nam tử còn vương nợ.
  • B. Chuyện Vũ Hầu.
  • C. Luống thẹn tai nghe.
  • D. Công danh nam tử.

Câu 17: Hành động tình nguyện nhảy xuống biển của Bích Châu trong đoạn trích Hải khẩu ling từ chứng tỏ nàng là người như thế nào?

  • A. Suy nghĩ nông nổi.
  • B. Mê tín dị đoan sợ những điều hàm hồ
  • C. Biết suy nghĩ cho đại cuộc chấp nhận hi sinh bản mình không muốn liên lụy đến hải thuyền.
  • D. Biết hi sinh làm trọn đạo vợ chồng. 

Câu 18: Ai là người đã lập đền thờ cho Bích Châu?

  • A. Vua Lê Anh Tông
  • B. Vua Lê Duệ Tông
  • C. Vua Lê Thánh Tông
  • D. Vua Lê Trung Tông

Câu 19: Vì sao sau khi bắn hạ khỉ bố, ông Diểu trong tác phẩm Mối của rừng lại thấy run sợ?

  • A. Vì sự hỗn loạn của bầy khỉ
  • B. Vì ông vừa làm điều ác
  • C. Vì nó tấn công ông
  • D. Vì ông Diểu bắn vào người 

Câu 20: Ai là tác giả của đoạn trích Nhân vật quan trọng?

  • A. Puskin
  • B. Gô-gôn
  • C. Lép tôn-xtôi
  • D. William Shakespeare

Câu 21: Thủ pháp nghệ thuật nào nổi bật nhất trong đoạn trích Nhân vật quan trọng?

  • A. Nói mỉa
  • B. Trào phúng
  • C. Theo dòng thời gian
  • D. Trào lộng, giễu nhại 

Câu 22: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát”

  • A. Câu trên đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng. Thơ đã bao gồm các thể thơ song thất lục bát và lục bát rồi. 
  • B. Câu có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng. Gộp 2 đối tượng thơ và thể thơ làm một làm câu mất đi sự tương thích.
  • C. Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu, thể thơ không thể đi cùng với song thất lục bát và lục bát
  • D. Sai cách dùng cụm từ liên kết, không chỉ.... còn

Câu 23: Một số tác phẩm nổi tiếng của Lộng Chương bao gồm có:

  • A.A Nàng, Đôi ngọc lưu li, tình sử Loa Thành, Người quan trọng.
  • B. A Nàng, Đôi ngọc lưu li, tình sử Loa Thành, Hỏi vợ, Mối lo của cụ Cửu, Yểm bùa trừ sâu, Quẫn.
  • C. Đồi gió hú, Một người Việt, tình sử Loa Thành, Hỏi vợ, Mối lo của cụ Cửu.
  • D. Bức chân dung, góc khuất, Hỏi vợ, Mối lo của cụ Cửu, Yểm bùa trừ sâu, Quẫn.

Câu 24: Trong đoạn trích Giấu của, vì sao ông Đại Cát kiên quyết giấu của sau bức tranh ở phòng khách mà không phải là phòng ngủ?

  • A. Vì ông cho rằng như vậy “nửa kín nửa hở” không ai có thể phát hiện được.
  • B. Vì ông muốn lấy cho dễ.
  • C. Vì ông sợ sau già đãng trí quên mất.
  • D. Vì sợ con gái lấy mất.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác