Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn trích “Xuân tóc đỏ cứu quốc” nằm ở chương bao nhiêu của tiểu thuyết Số đỏ?

  • A. Chương XVII
  • B. Chương XVIII
  • C. Chương XIX
  • D. Chương XX

Câu 2: Tác giả Đặng Dung sinh ra ở đâu?

  • A. Huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
  • B. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • C. Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
  • D. Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây là của Quang Dũng?

  • A. Rừng về xuôi. 
  • B. Đèo Cả.
  • C. Việt Bắc
  • D. Cảm hoài

Câu 4: Thế nào là nghịch ngữ?

  • A. Là sự kết hợp giữa các cụm từ trái nghĩa trong một câu.
  • B. Là sự kết hợp giữa các cụm từ đồng nghĩa trong một câu.
  • C. Là sự kết hợp có chủ ý của người viết các cụm từ đồng nghĩa hoặc có ý nghĩa tương đương nhau trong cùng 1 câu.
  • D. Là sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi gay gắt trong một cụm từ.

Câu 5: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi.

  • A. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn
  • B. Nó giơ quả đấm chào loài người
  • C. Nhẩy xuống đấy 
  • D. Lên xe hơi.

Câu 6: Bài thơ phiên âm “Cảm hoài” được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt
  • B. Thất ngôn bát cú
  • C. Lục bát
  • D. Song thất lục bát

Câu 7: Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

  • A. Chất trữ tình chính trị sâu sắc
  • B. Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng
  • C. Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
  • D. Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

Câu 8: Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến khi nào ?

  • A. Đang ở đơn vị Tây Tiến
  • B. Khi đã rời khỏi quân đội
  • C. Khi đang ở bệnh viện quân y vì bệnh sốt rét tái phát
  • D. Khi đã chuyển sang công tác ở đơn vị khác

Câu 9: Thông tin nào không chính xác về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

  • A. Bài thơ rất tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng, mãnh liệt trong cảm xúc đồng thời nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
  • B. Bài thơ được gợi hứng từ cuộc đời và số phận bi thảm của Lor-ca - nghệ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.
  • C. Bài thơ rất giàu chất hội họa và cũng dồi dào nhạc tính.
  • D. Bài thơ được rút trong tập Dấu chân qua tràng cỏ, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong phong cách thơ Thanh Thảo.

Câu 10: Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” được in trong tập:

  • A. Khối vuông ru – bích
  • B. Những người đi tới biển
  • C. Dấu chân qua trảng cỏ
  • D. Những ngọn sóng mặt trời

Câu 11: Biểu hiện của các câu mắc lỗi logic là gì?

  • A. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Câu có cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến những cách hiểu nghĩa khác nhau.
  • C. Câu bị diễn giải đa nghĩa.
  • D. Câu bị diễn giải bâng quơ.

Câu 12: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 13: Tác phẩm nào không phải là của Trần Đình Hượu?

  • A. Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930
  • B. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại 1995
  • C. Đến hiện đại từ truyền thống
  • D.  Các bài giảng về tư tưởng văn học Việt Nam

Câu 14: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tác giả Phan Đinh Diệu?

  • A. Phan Đinh Diệu (1936 – 2018) quê ở Hà Tĩnh, là nhà toán học xuất sắc am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam. 
  • B. Phan Đinh Diệu (1936 – 2018) quê ở Hà Tĩnh, là nhà hóa học xuất sắc am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam. 
  • C. Phan Đinh Diệu (1935 – 2016) quê ở Hà Nội, là nhà hóa học xuất sắc am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam.
  • D. Phan Đinh Diệu (1936 – 2018) quê ở Hà Tĩnh, là nhà báo xuất sắc am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam.

Câu 15: Theo tác giả Phan Đinh Diệu thì sáng tạo có nghĩa là gì?

  • A. Là hoạt động tinh thần riêng có của con người mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng.
  • B. Là những phát minh độc đáo không giống ai đi ngược thời đại.
  • C. Là những tìm tòi của các nhà khoa học mang ý nghĩa sống còn đối với 1 lĩnh vực nào đó.
  • D. Là những đổi mới mang tính khoa học vượt trội cho một lĩnh vực nào đó.

Câu 16: Sáng tác của Nguyễn Đình Thi bao gồm những thể loại nào?

  • A. Kịch, phê bình văn học, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
  • B. Kịch, phê bình văn học.
  • C. Thơ, tiểu luận
  • D. Phê bình văn học, truyện ngắn.

Câu 17: Tác dụng của điển tích, điển cố là gì?

  • A. Làm cho câu văn, câu thơ thêm hài hước, thú vị.
  • B. Làm cho câu văn, câu thơ cô đúc, hàm súc, uyên bác, giữ cho lời văn sự trang nhã.
  • C. Làm cho câu văn, câu thơ thêm dài, thêm hay.
  • D. Làm cho câu văn, câu thơ cô đúc, hàm súc, uyên bác, tránh nói thẳng những điều thô tục, sỗ sàng, giữ cho lời văn sự trang nhã.

Câu 18: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác gì Trương Tử mở vòng Đương Dương.

  • A. Vân Tiên.
  • B. Trương Tử mở vòng Đương Dương.
  • C. Tả đột hữu xung.
  • D. Vân Tiên tả đột hữu xung

Câu 19: Đoạn trích Hải Khẩu Linh từ là của tác giả nào?

  • A. Đoàn Thị Điểm
  • B. Đặng Trần Côn
  • C. Nguyễn Dữ
  • D. Nguyễn Du

Câu 20: Nhân vật chính của Hải khẩu linh từ là ai?

  • A. Vũ Nương
  • B. Bích Châu
  • C. Trương Sinh
  • D. Vua Dụ Tông

Câu 21: Các thể loại chính của Nguyễn Huy Thiệp sáng tác bao gồm có:

  • A. Truyện ngắn
  • B. Sân khấu
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Thơ

Câu 22: Một số tác phẩm nổi tiếng của Gô-gôn bao gồm có:

  • A. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
  • B. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
  • C. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Chiếc lá cuối cùng.
  • D. Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Góc khuất.

Câu 23: Nội dung chính của hài kịch Quẫn phản ánh thực tế bức tranh xã hội thế nào?

  • A. Công cuộc tư hữu hóa nền kinh tế của miền Bắc vào những năm 60.
  • B. Tình hình xã hội miền Bắc Việt Nam những năm 60 trước chủ trương công tư hợp doanh.
  • C. Bức tranh đổi mới của nền kinh tế miền Bắc những năm 60.
  • D. Sự lộn nhộn của xã hội miền Bắc những năm đầu đổi mới.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác