Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công trình nào dưới đây không phải là nghiên cứu của Trần Đình Hượu?

  • A. Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930
  • B. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
  • C. Lịch sử nhà nước và pháp luật tư bản
  • D. Đến hiện đại từ truyền thống

Câu 2: Thông tin nào sau đây chính xác về nhà thơ Thanh Thảo

  • A. Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
  • B. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp
  • C. Phong cách thơ của Thanh Thảo: hồn hậu, lãng mạn
  • D. Thanh Thảo được tặng Giải thưởng Sách quốc gia 2020

Câu 3: Cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của Vũ Trọng Phụng?

  • A. Vạch trần sự thật.
  • B. Đồng cảm với số phận con người.
  • C. Tình yêu quê hương.
  • D. Tình yêu thiên nhiên.

Câu 4: Dấu hiệu nhận biết của nghịch ngữ là gì?

  • A. Sự xuất hiện của nhiều từ mang nghĩa đối chọi nhau.
  • B. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chu khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • C. Có sự kết hợp dường như là phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ, cùng với đó là sự xuất hiện của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • D. Sự xuất hiện của các từ ngữ có tính chất mỉa mai cao.

Câu 5: Ban đầu Nỗi buồn chiến tranh được đặt với nhan đề là gì?

  • A. Thân phận của tình yêu
  • B. Nỗi buồn của chiến tranh
  • C. Nỗi buồn người ở lại.
  • D. Một đi không trở lại.

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

  • A. Đối
  • B. Đảo ngữ
  • C. Điệp từ
  • D. Ẩn dụ

Câu 7: Trong bài thơ Cảm hoài, hình ảnh người anh hùng màu gươm dưới ánh trắng đã mấy độ, trải qua năm tháng mái tóc đã bạc gợi lên màu sắc gì?

  • A. Bi thương. 
  • B. U uất.
  • C. Bi tráng.
  • D. Đau thương.

Câu 8: Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A. Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.
  • B. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
  • C. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.

Câu 9: Yếu tố nào sau đây chi phối tới nội dung của bài thơ “ Tây Tiến “ ?

  • A. Tây tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mà chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội
  • B. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến là biên giới Việt-Lào
  • C. Lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức gian khổ thiếu thốn.
  • D. Quang Dũng đã làm đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến rồi chuyển sang đơn vị khác.

Câu 10: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca:

  • A. Bài thơ là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của tác giả về hình thức biểu đạt của thơ và dấu ấn ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực trong văn học phương Tây
  • B. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc
  • C. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực
  • D. Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu sức gợi mở

Câu 11: Khi sửa lỗi câu bị mắc lỗi logic cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần nắm bắt trường nghĩa của các từ.
  • B. Cần nắm bắt đúng điều người viết muốn biểu đạt để chọn hướng sửa phù hợp.
  • C. Cần xác định đúng đối tượng mà người viết muốn hướng đến.
  • D. Cần xác định đúng văn cảnh để sửa cho phù hợp.

Câu 12: Trong văn bản Năng lực sáng tạo, tác giả Phan Đinh Diệu cho rằng điều cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo là gì:

  • A. Việc xuất hiện của các ý tưởng
  • B. Tên tuổi của tác giả
  • C. Là thời gian
  • D. Là kinh phí

Câu 13: Theo tác giả Nguyễn Đình Thi làm thơ có nghĩa là gì?

  • A. Là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói tức là chữ để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường.
  • B. Là việc diễn tả suy nghĩ của nhà thơ.
  • C. Là việc tác giả thể hiện suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình.
  • D. Là một phần nhỏ của kết quả sáng tạo

Câu 14: Theo tác giả Nguyễn Đình Thi sự khác nhau giữa thơ và văn xuôi là gì?

  • A. Thơ là sự hoàn hảo tuyệt đối còn văn xuôi thì không.
  • B. Văn xuối yêu cầu sự toàn bích còn thơ thì không cần vì nó là cảm xúc của mỗi người. Mà cảm xúc thì không có thước đo.
  • C. Thơ là cảm xúc chân thực còn văn xuôi có thể hư cấu được.
  • D. Thơ tuân thủ theo nhịp vần còn văn xuôi thì không cần.

Câu 15: Đâu là dấu hiện nhận biết một điển tích, điển cố?

  • A. Gắn với một sự kiện lịch sử. 
  • B. Gắn với một danh lam thắng cảnh.
  • C. Gắn với một nhân vật lịch sử.
  • D. Đằng sau là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.

Câu 16: Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:

Non Yên dầu chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

  • A. Là một ngọn núi ở phía Bắc Việt Nam.
  • B. Là tứ núi Yên Nhiên ở vùng ngoại Mông, gắn với việc Đậu Hiến thời Hậu Hán đuổi giặc Thiều Vu lên núi Yên Nhiên liền khắc đá ghi công ở đó rồi trở về.
  • C. Là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc gắn với công cuộc mở mang bờ cõi của Đại Thanh.
  • D. Là ngọn núi nơi Khổng Tử thường đến ngắm cảnh.

Câu 17: Đền Hải Khẩu thuộc địa chỉ nào?

  • A. Thôn Hải Khẩu, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
  • B. Thôn Hải Khẩu, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
  • C. Thôn Hải Khẩu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
  • D. Thôn An Lão, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Câu 18: Nhân vật Bích Châu trong đoạn trích Hải khẩu linh từ sống dưới thời vua nào?

  • A. Vua Thánh Tông
  • B. Vua Anh Tông
  • C. Vua Nhân Tông
  • D. Vua Dụê Tông

Câu 19: Nguyễn Huy Thiệp sinh và mất năm nào?

  • A. 1950 -2021
  • B. 1960-2021
  • C. 1951-2021
  • D. 1951-2020

Câu 20: Vì sao trong tác phẩm Muối của rừng, ông Diểu sợ hãi khi đuổi theo con khỉ con để giành lại súng?

  • A. Vì ông cảm nhận được sự kinh dị và tử khi từ dưới miệng vực bốc lên
  • B. Vì ông bị con khỉ con giành súng và nó chĩa súng về phía ông
  • C. Vì ông gặp ma
  • D. Vì ông sợ hãi tột cùng vì suýt bị rơi xuống vực

Câu 21: Đoạn trích “Nhân vật quan trọng” nằm ở hồi mấy của hài kịch Quan thanh tra?

  • A. Hồi I
  • B. Hồi II
  • C. Hồi III
  • D. Hồi IV

Câu 22: Trong đoạn trích Nhân vật quan trọng, khi nói chuyện với mọi người thái độ của Khơ-lét-xta-cốp thế nào?

  • A. Giả tạo
  • B. Hân hoan
  • C. Thận trọng
  • D. Lịch thiệp

Câu 23: Ai là tác giả của đoạn trích Giấu của?

  • A. Nguyễn Huy Thiệp
  • B. Lộng Chương
  • C. Nguyễn Quang Vũ
  • D. Nguyễn Quang Thiều

Câu 24: Thái độ của bà Đại Cát trong đoạn trích Giấu của được thể hiện như thế nào?

  • A. Lo lắng, sợ sệt.
  • B. Vênh váo, huênh hoang.
  • C. Bình chân như vại.
  • D. Hoang mang, bất an

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác