Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và Địa lý 4 KNTT giữa học kì I

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 4 giữa học kì 1 đề số 1 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tên bản đồ là

  • A. Bảng số dân của một số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020.
  • B. Bảng diện tích và số dân của một tỉnh, thành phố nước ta năm 2020.
  • C. Bảng diện tích nước ta năm 2020.
  • D. Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam.

Câu 2: Bản đồ là gì?

  • A. Danh sách các từ vựng liên quan đến địa lý.
  • B. Bảng biểu hiện thông tin về các sự kiện lịch sử.
  • C. Hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hay một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.
  • D. Quyển sách giới thiệu về địa lý.

Câu 3: Bản đồ thể hiện thông tin gì?

  • A. Về ngày tháng và thời gian.
  • B. Về địa hình, môi trường, và vị trí địa lý.
  • C. Về các công trình kiến trúc nổi tiếng.
  • D. Về cuộc sống hàng ngày của con người.

Câu 4: Lược đồ là gì?

  • A. Hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hay một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.
  • B. Hình vẽ thu nhỏ của một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ.
  • C. Hình vẽ sơ lược mô tả một sự vật hay một hiện tượng, quá trình.
  • D. Tác phẩm thể hiện nhân vật, sự kiện hoặc những nội dung khác.

Câu 5: Bước đầu tiên khi sử dụng bản đồ, lược đồ là gì?

  • A. Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết được những thông tin chính và khu vực được thể hiện.
  • B. Đọc chú giải để biết được các kí hiệu trong bản đồ, lược đồ.
  • C. Đọc các thông tin trên bản đồ, lược đồ để trả lời cho các câu hỏi.
  • D. Đọc các thông tin lịch sử trên bản đồ, lược đồ.

Câu 6: Trong phần vị trí địa lí em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?

  • A. Xác định các quốc gia tiếp giáp (nếu có).
  • B. Xác định các tỉnh, thành phố tiếp giáp.
  • C. Xác định vị trí địa lý của tỉnh, thành phố em đang sống trên bản đồ hành chính Việt Nam, các tỉnh, thành phố tiếp giáp, biển hoặc quốc gia tiếp giáp (nếu có).
  • D. Chỉ cần xác định vị trí địa lý trên bản đồ hành chính Việt Nam.

Câu 7: Ở phần địa hình em sẽ tìm hiểu về nội dung nào?

  • A. Đặc điểm địa hình, đặc điểm thời tiết.
  • B. Dạng địa hình, tên núi, dãy núi, cao nguyên, nằm ở đâu.
  • C. Đặc điểm địa hình, đặc điểm ao hồ.
  • D. Chỉ tìm hiểu đặc điểm địa hình.

Câu 8: Ở phần khí hậu, em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?

  • A. Các mùa, nhiệt độ và lượng mưa.
  • B. Hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và hoạt động ngư nghiệp.
  • C. Hoạt động nông-lâm-ngư nghiệp.
  • D. Hoạt động công nghiệp dịch vụ.

Câu 9: Văn hóa là

  • A. Những gì có mặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
  • B. Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người.
  • C. Là những gì mà con người chúng ta trải qua.
  • D. Là những điều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Câu 10: Vào ngày 23 của tháng 12 âm lịch nước ta thường hay

  • A. Thả cá ra sông.
  • B. Cúng bái tổ tiên.
  • C. Cúng để tiễn ông công, ông táo về trời.
  • D. Thả cá cầu bình an.

Câu 11: Một trong những truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam là

  • A. Cúng bái chúa.
  • B. Cúng bái thần phật.
  • C. Cúng bái thần linh.
  • D. Cúng bái tổ tiên.

Câu 12: Vào ngày tết Nguyên đán mọi người thường

  • A. Đi chơi cùng nhau.
  • B. Trao cho nhau những món quà.
  • C. Trao cho nhau những lời chúc để cầu mong một năm như ý.
  • D. Cùng nhau cầu nguyện.

Câu 13: Đỉnh núi cao nhất dãy Hoàng Liên Sơn là

  • A. Trường Sơn
  • B. Phan-xi-păng
  • C. Vu
  • D. Kẽm

Câu 14: Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy

  • A. Cánh cung Sông Gâm.
  • B. Trường Sơn.
  • C. Hoàng Liên Sơn.
  • D. Cánh cung Ngân Sơn.

Câu 15: Đỉnh Phan-xi-păng nằm ở vùng

  • A. Tây Nam bộ.
  • B. Tây Bắc bộ.
  • C. Đông Bắc bộ.
  • D. Đông Nam bộ.

Câu 16: Điểm cực bắc của nước ta ở

  • A. Lai Châu.
  • B. Điện Biên.
  • C. Hà Giang.
  • D. Lạng Sơn.

Câu 17: Phan-xi-păng nằm ở biên giới tỉnh

  • A. Lào Cai và Lai Châu.
  • B. Lào Cai và Điện Biên.
  • C. Lào Cai và Thanh Hóa.
  • D. Lào Cai và Sơn La.

Câu 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là nơi sinh sống của các dân tộc nào? 

  • A. Ê Đê, Tày, Mường, Kinh.
  • B. Mường, Thái, Dao, Mông.
  • C. Dao, Hoa, Thái, Kinh.
  • D. Ba Na, Chăm, Thái, Hoa.

Câu 19: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có nền văn hóa

  • A. Chung
  • B. Riêng biệt
  • C. Đa dạng
  • D. Độc nhất

Câu 20: Dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

  • A. Phân bố khá đồng đều.
  • B. Thưa thớt, phân bố không đồng đều.
  • C. Phân bố đồng đều.
  • D. Phân bố không mấy đồng đều.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác