Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và Địa lý 4 KNTT giữa học kì I (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 4 giữa học kì 1 đề số 4 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bước đầu tiên khi sử dụng bản đồ, lược đồ là gì?

A. Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết được những thông tin chính và khu vực được thể hiện.

B. Đọc chú giải để biết được các kí hiệu trong bản đồ, lược đồ.

C. Đọc các thông tin trên bản đồ, lược đồ để trả lời cho các câu hỏi.

D. Đọc các thông tin lịch sử trên bản đồ, lược đồ.

Câu 2: Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu qua thời gian và không gian bằng các hình vẽ đặc trưng. Điều gì là mục tiêu chính của biểu đồ?

A. Đọc chú giải và các thông tin trên biểu đồ.

B. Đọc tên biểu đồ.

C. Hiểu nội dung chính được thể hiện trên biểu đồ.

D. Thể hiện số liệu qua thời gian và không gian.

Câu 3: Để sử dụng biểu đồ, em cần thực hiện bước nào sau đây đầu tiên?

  • A. Đọc tên biểu đồ.
  • B. Hiểu nội dung chính được thể hiện trên biểu đồ. 
  • C. Đọc chú giải và các thông tin trên biểu đồ.
  • D. Vẽ các hình vẽ đặc trưng trên biểu đồ.

Câu 4: Bảng số liệu là tập hợp các số liệu của đối tượng được sắp xếp một cách khoa học theo cách nào?

  • A. Theo thời gian và không gian.
  • B. Theo thứ tự ngẫu nhiên.
  • C. Theo tần suất xuất hiện của các số liệu.
  • D. Theo sự lựa chọn của người tạo bảng.

Câu 5: Thủ đô của Việt Nam là ?

  • A. Hà Nội
  • B. Đà Nẵng
  • C. Hồ Chí Minh
  • D. Huế

Câu 6: Sơ đồ cung cấp thông tin về điều gì?

  • A. Mô tả một sự vật
  • B. Mô tả một hiện tượng
  • C. Mô tả một quá trình
  • D. Xác định mối liên hệ giữa các nội dung trong sơ đồ

Câu 7: Sơ đồ mô tả một sự vật hay một hiện tượng, quá trình bằng cách nào?

  • A. Thông qua các mũi tên và mối liên hệ.
  • B. Đọc tên sơ đồ.
  • C. Hiểu nội dung chính được thể hiện trong sơ đồ.
  • D. Xác định các thông tin trong sơ đồ.

Câu 8: Trong phần vị trí địa lí em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?

  • A. Xác định các quốc gia tiếp giáp (nếu có).
  • B. Xác định các tỉnh, thành phố tiếp giáp.
  • C. Xác định vị trí địa lý của tỉnh, thành phố em đang sống trên bản đồ hành chính Việt Nam, các tỉnh, thành phố tiếp giáp, biển hoặc quốc gia tiếp giáp (nếu có).
  • D. Chỉ cần xác định vị trí địa lý trên bản đồ hành chính Việt Nam.

Câu 9: Ở phần địa hình em sẽ tìm hiểu về nội dung nào?

  • A. Đặc điểm địa hình, đặc điểm thời tiết.
  • B. Dạng địa hình, tên núi, dãy núi, cao nguyên, nằm ở đâu.
  • C. Đặc điểm địa hình, đặc điểm ao hồ.
  • D. Chỉ tìm hiểu đặc điểm địa hình.

Câu 10: Ở phần khí hậu, em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?

  • A. Các mùa, nhiệt độ và lượng mưa.
  • B. Hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và hoạt động ngư nghiệp.
  • C. Hoạt động nông-lâm-ngư nghiệp.
  • D. Hoạt động công nghiệp dịch vụ.

Câu 11: Tục cúng bái tổ tiên của đất nước ta, xuất hiện

  • A. Từ rất lâu trước kia.
  • B. Mới xuất hiện.
  • C. Vừa xuất hiện.
  • D. Chưa xuất hiện.

Câu 12: Vào ngày 23 của tháng 12 âm lịch nước ta thường hay

  • A. Thả cá ra sông.
  • B. Cúng bái tổ tiên.
  • C. Cúng để tiễn ông công, ông táo về trời.
  • D. Thả cá cầu bình an.

Câu 13: Những món ăn nào sau đây được cho là ăn ngày đầu năm sẽ không may mắn

  • A. Bánh rán.
  • B. Bánh chưng, bánh dày.
  • C. Chả, giò, nem.
  • D. Mực, trứng vịt lộn, tôm.

Câu 14: Cột cờ Lũng Cú được xây dựng thuộc xã

  • A. Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • B. Lũng Cầu, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • C. Lũng Loạn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • D. Lũng Căn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 15: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có địa hình chủ yếu là

  • A. Sa mạc.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Đồi núi.
  • D. Thảo nguyên.

Câu 16: Các đồi ở đây có đặc điểm

  • A. Đỉnh dốc, sườn dốc.
  • B. Đỉnh cao, sườn thoải.
  • C. Đỉnh tròn, sườn dốc.
  • D. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Câu 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có khí hậu

  • A. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
  • B. Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
  • C. Ôn hòa.
  • D. Nắng nóng.

Câu 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có nền văn hóa

  • A. Chung
  • B. Riêng biệt
  • C. Đa dạng
  • D. Độc nhất

Câu 19: Dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

  • A. Phân bố khá đồng đều.
  • B. Thưa thớt, phân bố không đồng đều.
  • C. Phân bố đồng đều.
  • D. Phân bố không mấy đồng đều.

Câu 20: Để có thể trồng lúa trên đất dốc, người dân ở khu vực miền núi đã làm gì?

  • A. Phá núi.
  • B. Xẻ sườn núi thành những bậc nghiêng.
  • C. Xẻ sườn núi thành những bậc phẳng.
  • D. Phương án khác.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác