Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vị trí địa lý tạo ra bất lợi gì cho Việt Nam?
- A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
- B. Thúc đẩy giao lưu với các nước trong khu vực
C. Chịu ảnh hưởng của thiên tai
- D. Phát triển du lịch
Câu 2: Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam thể hiện điều gì?
A. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, nhân dân.
- B. Khát vọng về nền hòa bình, độc lập, tự do.
- C. Mong ước về một Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
- D. Ý chí, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Câu 3: Hai quần đảo lớn của Việt Nam là
- A. Hoàng Sa và Cồn Cỏ.
B. Hoàng Sa và Trường Sa.
- C. Lý Sơn và Trường sa.
- D. Cô Tô và Thổ Chu.
Câu 4: Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập ở đâu?
- A. Làng Vạn Phúc.
- C. Pác Bó.
- B. Tân Trào.
D. 48 Hàng Ngang.
Câu 5: Luật Gia Long chủ trương đẩy mạnh:
- A. Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
- B. Các lực lượng thủy binh, bộ binh, tượng binh,…
C. Chính sách khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
- D. Trang bị đầu tư và quy mô vũ khí.
Câu 6: Các vua Triều Hậu Lê chú trọng thực hiện:
- A. Các chính sách cải tạo đất và chăn nuôi.
- B. Các chính sách thi cử và phát triển công nghiệp.
C. Các chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
- D. Các chính sách đổi mới kinh tế, xóa nạn mù chữ.
Câu 7: Triều Trần tuyển được nhiều người tài giúp vua bằng cách nào?
- A. Lấy đỗ Bảng nhân.
- B. Lấy đỗ Trạng nguyên.
C. Lấy đỗ Tam khôi.
- D. Lấy đỗ Thám hoa.
Câu 8: Chiếu dời đô đã cho thấy điều gì?
A. Tầm nhìn của vua Lý Thái Tổ.
- B. Sự sáng tạo của Lý Thái Tổ.
- C. Mưu trí, tài ba trong đấu tranh giải phóng dân tộc của Lý Thái Tổ.
- D. Thông minh, tinh tế trong việc chọn người tài của Lý Thái Tổ.
Câu 9: Chiến thắng nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
- A. Chiến thắng Như Nguyệt.
- B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Chiến thắng Bạch Đằng.
- D. Chiến thắng Đông Bộ Đầu.
Câu 10: Bên trong tháp chính của tháp Bánh Ít đặt tượng ai?
A. Nữ thần Si-va.
- C. Thần De-vi.
- B. Thần Sa-ti.
- D. Thần De-va.
Câu 11: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Những di tích và hiện vật khảo cổ học tìm thấy ở vùng Nam Bộ là bằng chứng quan trọng…của Vương quốc Phù Nam.
- A. để giúp cho sự phát triển.
- B. góp phần làm lên chiến thắng.
- C. mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
D. góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử ra đời và phát triển.
Câu 12: Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc được phản ánh qua các truyền thuyết nào về thời kì Hùng Vương và An Dương Vương?
- A. Con Rồng cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng.
- B. Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng, An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
C. Con rồng cháu tiên, An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
- D. Chử Đồng Tử, Mai An Tiêm.
Câu 13: Qua nhiều thế kỉ, ông cha ta đã làm gì để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?
- A. Chiến tranh với các nước ở biên giới.
- B. Chiến tranh trên Biển Đông.
- C. Khẳng định chủ quyền trên bản đồ Việt Nam.
D. Không ngừng khẳng định và đấu tranh.
Câu 14: Nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện ở đâu?
- A. Tiếng nói, nơi ở, kinh tế, nếp sống…
- B. Phong tục, tập quán, tiền tệ, tín ngưỡng…
C. Tiếng nói, nếp sống, phong tục, tín ngưỡng…
- D. Tín ngưỡng, tiền tệ, nếp sống, tiếng nói…
Câu 15: Việt Nam chịu tác động của hai gió mùa chính là mùa nào?
A. Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
- B. Gió mùa Đông Bắc và gió Tây ôn đới.
- C. Gió Mậu dịch và gió Lào.
- D. Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.
Câu 16: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam mang tính chất:
- A. Ôn đới.
- B. Cận nhiệt đới gió mùa.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
- D. Ôn đới lục địa.
Câu 17: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - …đã ra đời. Võ Nguyên Giáp được tôn vinh như người “anh hùng” cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
A. tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- B. tiền thân của An Nam Cộng sản Đảng.
- C. tiền thân của Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
- D. tiền thân của Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 18: Trong thời kì chống thực dân của nhà Nguyễn đã diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là:
- A. Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái.
B. Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
- C. Tĩnh Gia, Đồng Dương, Thăng Long.
- D. Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không đúng về khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- B. Nhiều người tài giỏi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Lê Lai,…cũng tham gia nghĩa quân.
- C. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng nhiều trận trong 10 năm.
D. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ách thống trị tàn bạo của nhà Thanh bị lật đổ.
Câu 20: Đâu là ý đúng khi nói về Lê Lai?
A. Là vị tướng quân ở bên cạnh Lê Lợi.
- B. Là vị tướng lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn.
- C. Là người văn võ song toàn được Quang Trung trọng dụng.
- D. Là học trò của Lê Lợi.
Câu 21: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Triều Trần?
- A. Dưới triều đại này, các vua từng bước tiến hành công cuộc xây dựng đất nước.
- B. Các vua thường nhường ngôi cho con sau một thời gian trị vì.
C. Năm 1227, Triều Trần được thành lập.
- D. Sau khi nhường ngôi cho con, các vua trở thành Thái Thượng hoàng.
Câu 22: Đọc và cho biết đoạn văn dưới đây được trích từ đâu:
“Xưa các bậc đế vương mấy lần dời đô. Phải đâu các vua theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trungtâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời…”
- A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Chiếu dời đô.
- C. Nam Quốc Sơn Hà.
- D. Luật Hình thư.
Câu 23: Chiến thắng Bạch Đằng do ai lãnh đạo?
A. Ngô Quyền.
- B. Lê Đại Hành.
- C. Trần Thái Tông.
- D. Lý Thái Tổ.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây đúng với cuộc đấu tranh trong thời kì Bắc thuộc?
- A. Trận Như Nguyệt đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- B. Chiến thắng ở Đông Bộ Đầu làm cho quân Nguyên Mông tháo chạy về Vân Nam.
- C. Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang khiến cho tướng nhà Minh hết hi vọng và quyết định giảng hòa với Lê Lợi.
D. Chiến thắng Bạch Đằng đã giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta.
Câu 25: Truyền thuyết kể rằng, vua Pô Klong Ga-rai thuở nhỏ phải làm gì để kiếm sống?
A. Đi buôn trầu.
- C. Đi bán chữ.
- B. Đi buôn rau.
- D. Đi bán con rối.
Bình luận