Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?
- A. Hợp tác
- B. Dân chủ
C. Hòa bình
- D. Hữu nghị
Câu 2: Nhận định nào sau đây không phải cơ sở hình thành ASEAN?
- A. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
- B. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế, xã hội.
- C. Sự tương đồng về địa lí và văn hóa của các quốc gia.
D. Việc sử dụng chung một loại tiền tệ trong giao dịch.
Câu 3: Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?
- A. Cộng hòa đại nghị
B. Dân chủ chủ nô
- C. Quân chủ lập hiến
- D. Quân chủ chuyên chế
Câu 4: Biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình là:
- A. Giải quyết các mâu thuẫn bằng lực lượng vũ trang.
B. Kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.
- C. Tham gia các cuộc xung đột giữa các dân tộc.
- D. Gây bè phái, chia rẽ tôn giáo.
Câu 5: Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, con người đã vô tình tạo nên điều gì?
A. Gây ô nhiễm không khí.
- B. Tăng số lượng hệ sinh thái.
- C. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
- D. Tăng số lượng khí đốt.
Câu 6: Đền Pác-tê-nông được hoàn thành vào thời gian nào?
- A. Năm 428 TCN.
B. Năm 438 TCN.
- C. Năm 448 TCN.
- D. Năm 458 TCN.
Câu 7: Đồng hồ mặt trời được người Ai Cập cổ đại phát minh vào thời gian nào?
- A. Khoảng năm 3 400 TCN.
B. Khoảng năm 3 400 TCN.
- C. Khoảng năm 3 600 TCN.
- D. Khoảng năm 3 700 TCN.
Câu 8: Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít phân bố chủ yếu ở đâu?
- A. Chủ yếu ở châu Á và châu Nam Cực.
B. Chủ yếu ở châu Đại Dương, một số đảo ở Đông Nam Á.
- C. Chủ yếu ở châu Mỹ và châu Á.
- D. Chủ yếu ở Đông Bắc Á và Châu Mỹ.
Câu 9: Phần lớn Châu Âu có kiểu khí hậu nào?
A. Ôn đới và hàn đới.
- B. Nhiệt đới và cận xích đạo.
- C. Xích đạo và hàn đới.
- D. Hàn đới và cận nhiệt đới.
Câu 10: Ban đầu, ASEAN có sự tham gia của 5 nước nào?
- A. Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo.
- B. Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Ấn Độ, Việt Nam.
- C. Triều Tiên, Cu-ba, Việt Nam, Nga, Cam-pu-chia.
D. In-đô-nê-si-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
Câu 11: Đâu là đặc điểm dân cư của Cam-pu-chia?
- A. Có số dân nhiều nhất Đông Nam Á.
- B. Mật độ dân số đạt 93 người/km2.
C. Dân cư phân bố không đều.
- D. Dân số vùng núi đông đúc hơn so với vùng đồng bằng.
Câu 12: Ở Lào, dân cư tập trung ở đâu?
- A. Vùng ven biển, sơn nguyên.
B. Vùng đồng bằng, thung lũng sông lớn, vùng nông thôn.
- C. Vùng thành thị, đồi núi.
- D. Vùng biên giới, cao nguyên.
Câu 13: Mạng lưới sông, hồ của Trung Quốc có đặc điểm gì?
A. Hầu hết các sông lớn bắt nguồn từ miền núi phía tây và đổ ra Thái Bình Dương.
- B. Đều bắt nguồn từ miền núi phía đông và đổ ra Đại Tây Dương.
- C. Có mạng lưới sông, hồ khá ít.
- D. Sông đều được bắt nguồn từ biển Đông.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về thời kì bao cấp của Việt Nam?
- A. Nhà nước thực hiện tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm.
B. Phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho cán bộ bằng tem phiếu.
- C. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
- D. Là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đâu thế giới.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về chiến dịch Hồ Chí Minh?
- A. Cuối tháng 3 – 1975, Bộ Chính trị quyết mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
- B. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định với tên gọi chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. Sáu cánh quân Giải phóng đồng loạt tiến công địch từ bên ngoài vào trung tâm Sài Gòn.
- D. Ngày 26 – 4 – 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức bắt đầu.
Câu 16: Đâu không phải là đợt diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ?
- A. Đợt 1 từ ngày 13 – 3 đến 17 – 3.
- B. Đợt 2 từ ngày 30 – 3 đến ngày 26 – 4.
- C. Đợt 3 từ ngày 1 – 5 đến ngày 7 – 5.
D. Đợt 4 từ ngày 8 – 5 đến ngày 12 – 5.
Câu 17: Đâu là thông tin không đúng về cờ của Liên hợp quốc?
- A. Cờ có hai màu là màu trắng và xanh.
- B. Có các nhánh ô liu bao quanh là biểu tượng cho hòa bình.
- C. Biên trong là bản đồ thế giới, đại diện cho các quốc gia và công dân trên địa cầu.
D. Có hình ảnh chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về thiên tai?
- A. Là hiện tượng tự nhiên bất thường.
- B. Gây thiệt hại lớn đến người và tài sản.
C. Gây ô nhiễm không khí.
- D. Là bão, ngập lụt, hạn hán, lũ quét, vòi rồng,…
Câu 19: Đâu là vị thần của người Hy Lạp?
- A. Thần Tho.
- B. Thần Shi-va.
- C. Thần Di-va.
D. Thần Prô-mê-tê.
Câu 20: Vẻ đẹp hoàn mĩ của bức tượng Lực sĩ ném đĩa nằm ở đâu?
- A. Ở phần mặt nghiêng và hành động cầm đĩa.
B. Ở phần chân nghiêng và thân nhìn chính diện.
- C. Ở tư thế nghiêng người.
- D. Ở biểu cảm trên mặt.
Câu 21: Nội dung nào sau đây nói không đúng về thần thoại Ai Cập?
- A. Có một kho tàng truyện thần thoại đặc sắc.
- B. Thể hiện được cái nhìn của con người với thế giới tự nhiên và thế giới tâm linh.
C. Thể hiện được cái nhìn về đời sống, xã hội của cn người.
- D. Chứa đựng nhiều giá trị về mặt lịch sử, đạo đức, pháp luật.
Câu 22: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về dân số thế giới?
- A. Trong những thế kỉ gần đây, dân số thế giới tăng chậm.
B. Dân số thế giới đạt gần 8 tỉ người năm 2021.
- C. Mật độ dân số trung bình toàn thế giới khoảng 56 người/km2.
- D. Dân số phân bố đồng đều.
Câu 23: Châu Nam Cực có địa hình như thế nào?
A. Có địa hình cao.
- B. Có địa hình thấp.
- C. Có địa hình đa dạng.
- D. Có địa hình trũng.
Câu 24: Đến năm 1999, nước nào được kết nạp vào ASEAN?
- A. Lào.
B. Cam-pu-chia.
- C. Mi-an-ma.
- D. Thái Lan.
Câu 25: Địa hình của Châu Mỹ như thế nào?
- A. Phía đông là núi cao, phía tây là núi thấp, ở giữa là đồng bằng.
- B. Chủ yếu là đồng bằng và núi thấp.
- C. Chủ yếu là đồi núi cao và xen lẫn thung lũng.
D. Phía tây là núi cao, phía đông là cao nguyên và núi thấp, giữa là đồng bằng.
Bình luận