Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 24: Văn minh Hy Lạp
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và đạo đức 5 Bài 24: Văn minh Hy Lạp sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hy Lạp nằm ở vị trí nào?
- A. Ở phía đông bắc châu Á.
B. Ở phía đông nam châu Âu.
- C. Ở phía tây nam châu Đại Dương.
- D. Ở phía tây châu Nam Cực.
Câu 2: Phần lớn lãnh thổ được bao quanh bởi:
A. Địa Trung Hải.
- B. Châu Đại Dương.
- C. Thái Bình Dương.
- D. Bắc Băng Dương.
Câu 3: Văn minh Hy Lạp đạt được nhiều thành tựu nổi bật như:
A. Thần thoại, kiến trúc, điêu khắc.
- B. Đồng hồ mặt trời, thần thoại, kiến trức.
- C. Kim tự tháp, truyền thuyết, lịch sử.
- D. Đồng hồ, lịch, truyền thuyết.
Câu 4: Thần thoại Hy Lạp kể câu chuyện gì?
- A. Những câu chuyện về các vị vua.
- B. Những câu chuyện về anh hùng lịch sử.
C. Những câu chuyện về các vị thần.
- D. Những câu chuyện về xây dựng đất nước.
Câu 5: Đền Pác-tê-nông là kiến trúc, điêu khắc của:
- A. Ai Cập.
- B. Ấn Độ.
- C. Pháp.
D. Hy Lạp.
Câu 6: Thế vận hội Ô-lim-píc thể hiện điều gì?
A. Sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Hy Lạp cổ đại.
- B. Sức mạnh của con người Hy Lạp.
- C. Ý chí chiến đấu của người Hy Lạp cổ đại.
- D. Văn hóa truyền thống của người Hy Lạp cổ đại.
Câu 7: Nội dung nào sau đây nói đúng về vị trí địa lí Hy Lạp?
- A. Là quốc gia nằm ở phía đông bắc châu Á.
- B. Tiếp giáp với Nga, An-ba-ni, Bun-ga-ri và Thổ Nhĩ Kỳ.
C. Được bao quanh bởi Địa Trung hải.
- D. Tiếp giáp với Đức, An-giê-ni, Ma-xê-đô-ni-a.
Câu 8: Đâu là vị thần của người Hy Lạp?
- A. Thần Tho.
- B. Thần Shi-va.
- C. Thần Di-va.
D. Thần Prô-mê-tê.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp?
- A. Người Hy Lạp cổ đại đã đạt đến trình độ cao về kiến trúc và điêu khắc.
- B. Đền thờ Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hy Lạp.
- C. Đền Pác-tê-nông thờ nữ thần A-tê-na.
D. Nhiều công trình của Hy Lạp cổ đại vẫn còn đến ngày nay như: tượng thần Shi-va, tượng Lực sĩ ném đĩa,…
Câu 10: Vị thần nào đã khởi xướng Thế vận hội Ô-lim-píc?
A. Thần Hê-ra-clét.
- B. Thần Dớt.
- C. Thần Prô-mê-tê.
- D. Thần A-tê-na.
Câu 11: Thế vận hội Ô-lim-píc đầu tiên được tổ chức khi nào?
- A. Năm 773 TCN.
- B. Năm 774 TCN.
- C. Năm 775 TCN.
D. Năm 776 TCN.
Câu 12: Người chiến thắng ở Thế vận hội Ô-lim-píc sẽ nhận được gì?
- A. Huy chương đồng.
- B. Tiền thưởng.
C. Vòng nguyệt quế.
- D. Gạo và thức ăn.
Câu 13: Vẻ đẹp hoàn mĩ của bức tượng Lực sĩ ném đĩa nằm ở đâu?
- A. Ở phần mặt nghiêng và hành động cầm đĩa.
B. Ở phần chân nghiêng và thân nhìn chính diện.
- C. Ở tư thế nghiêng người.
- D. Ở biểu cảm trên mặt.
Câu 14: Vị thần nào đã dùng đất sét tạo ra loài người?
A. Thần Prô-mê-tê và Ê-pi-thê ớt.
- B. Thần Dớt và thần Prô-mê-tê.
- C. Thần A-tê-na và thần Hê-ra-clét.
- D. Thần Shi-va và thần Dớt.
Câu 15: Theo truyền thuyết, thần A-tê-na là con của ai?
- A. Con của thần Prô-mê-tê.
B. Con của thần Dớt.
- C. Con của thần Hê-ra-clét.
- D. Con của thần Shi-va.
Câu 16: Thời cổ đại, lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu ở đâu?
- A. Phía tây bán đảo Ma-hi-a.
- B. Phía đông nam bán đảo Đông Dương.
C. Phía nam bán đảo Ban-căng.
- D. Phía đông bắc bán đảo Mi-ra-ma.
Câu 17: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là:
- A. Sử thi Đăm-săn.
- B. Vở kịch Sơ-kun-tơ-la.
C. Sử thi I-li-át.
- D. Sử thi Ra-ma-ya-na.
Câu 18: Định luật khoa học nào của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay?
A. Định lí Pi-ta-go.
- B. Định luật Niu-tơn.
- C. Định luật bảo toàn năng lượng.
- D. Định luật bảo toàn khối lượng.
Bình luận