Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và đạo đức 5 Bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyền thuyết về chim bồ câu ngậm cành ô-liu nói về mong ước gì của nhân loại?
A. Luôn khát khao về một thế giới hòa bình.
- B. Luôn khát khao về một cuộc sống tự do.
- C. Luôn khát khao về bình đẳng dân tộc.
- D. Luôn khát khao về sự phát triển của đất nước.
Câu 2: Thế vận hội Ô-lim-píc, nơi vận động viên các nước thi tài với nhau để làm gì?
A. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị.
- B. So tài các nước với nhau.
- C. Lấy danh cho các nước.
- D. Thể hiện vị trí của các cường quốc với nhau.
Câu 3: Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập vào năm bao nhiêu?
- A. Năm 1860.
- B. Năm 1861.
- C. Năm 1862.
D. Năm 1863.
Câu 4: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm bao nhiêu?
- A. Năm 1943.
- B. Năm 1944.
C. Năm 1945.
- D. Năm 1946.
Câu 5: Mục đích chính của tổ chức Liên hợp quốc là gì?
- A. Bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- C. Chống khủng bố.
- D. Tăng cường tình hữu nghị giữa các nước.
Câu 6: Đâu là ý đúng khi nói về Ủy ban Chữ thập đỏ?
A. Được thành lập dựa trên ý tưởng của He-ri Đu-nân.
- B. Được thành lập vào năm 1864.
- C. Có sự tham gia của hàng nghìn tình nguyện viên.
- D. Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh thế giới.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tổ chức Liên hợp quốc?
- A. Được thành lập vào năm 1945.
- B. Thành lập với mục đích chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. Giải quyết các xung đột bằng chiến tranh.
- D. Sự ra đời của tổ chức đã mở ra một giai đoạn mới trong việc gìn giữ hòa bình thế giới.
Câu 8: Đâu không phải là biện pháp để xây dựng thế giới hòa bình?
- A. Thành lập lực lượng giữ gìn hòa bình.
B. Giải quyết các xung đột bằng chiến tranh.
- C. Tham gia các diễn đàn về hòa bình, xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị.
- D. Giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình.
Câu 9: Thế vận hội Ô-lim-pic hiện đại được tổ chức vào năm bao nhiêu?
- A. Năm 1894.
- B. Năm 1895.
C. Năm 1896.
- D. Năm 1897.
Câu 10: Thế vận hội Ô-lim-pic hiện đại được lấy ý tưởng từ đâu?
A. Từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại.
- B. Từ các cuộc thi đấu thể thao thời Ấn Độ cổ đại.
- C. Từ các cuộc thi đấu thể thao thời Ai Cập cổ đại.
- D. Từ các cuộc thi đấu thể thao thời nhà Trần.
Câu 11: Thế vận hội Ô-lim-pic hiện đại được tổ chức mấy năm một lần?
- A. Ba năm.
B. Bốn năm.
- C. Năm năm.
- D. Sáu năm.
Câu 12: Đâu là nội dung đúng về Truyền thuyết về chim bồ câu ngậm cành ô-liu?
- A. Theo truyền thuyết, thượng đế đã tạo nên một trận hạn hán để trừng phạt những người gian ác.
B. Lần thứ hai, Nô-ê thả chim bồ câu và khi về nó ngậm cành ô-liu.
- C. Lần thứ nhất, Nô-ê thả chim bồ câu và khi về nó ngậm cành ô-liu.
- D. Hình ảnh chim bồ câu trong truyền thuyết được lấy làm biểu tượng cho tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Câu 13: Cờ của Liên hợp quốc có mấy màu?
A. Hai màu.
- B. Ba màu.
- C. Bốn màu.
- D. Năm màu.
Câu 14: Đâu là thông tin không đúng về cờ của Liên hợp quốc?
- A. Cờ có hai màu là màu trắng và xanh.
- B. Có các nhánh ô liu bao quanh là biểu tượng cho hòa bình.
- C. Biên trong là bản đồ thế giới, đại diện cho các quốc gia và công dân trên địa cầu.
D. Có hình ảnh chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 15: Hoạt động nào dưới đây không được coi hoạt động bảo vệ hòa bình?
- A. Tham gia kí tên vào bản thông điệp bảo vệ hòa bình.
- B. Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
C. Can thiệp công việc nội bộ của các quốc gia.
- D. Hợp tác chống chiến tranh khủng bố.
Câu 16: Biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình là:
- A. Giải quyết các mâu thuẫn bằng lực lượng vũ trang.
B. Kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.
- C. Tham gia các cuộc xung đột giữa các dân tộc.
- D. Gây bè phái, chia rẽ tôn giáo.
Bình luận