Lý thuyết trọng tâm Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 26. XÂY DỰNG THẾ GIỚI HÒA BÌNH
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Sử dụng một số tư liệu (tranh ảnh, một số câu chuyện về Liên hợp quốc, truyền thuyết về chim bồ câu và cành ô-liu (olive), phong trào Chữ thập đỏ, Thế vận hội Ô-lim-píc,...), trình bày được mong ước và cố gắng của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hòa bình.
- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình.
- Thể hiện được một thế giới trong tương lai qua hình thức vẽ tranh, viết thư, kể chuyện,...
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Khát khao về một thế giới hòa bình của nhân loại
- Từ xa xưa, nhân loại luôn khát khao về một thế giới hoà bình.
- Mong ước này xuất hiện trong “Truyền thuyết về chim bồ câu ngậm cành ô-liu”, câu chuyện về Thế vận hội Ô-lim-píc và qua một số hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc, phong trào Chữ thập đỏ,...
2. Một số biện pháp xây dựng thế giới hòa bình
- Thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình.
- Tham gia các diễn đàn về hoà bình, xây dựng các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị,...
- Giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hoà bình,…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Lịch sử và địa lí 5 CTST bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình, kiến thức trọng tâm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình, Ôn tập Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình
Bình luận