Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và đạo đức 5 Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Năm 2021, số dân Việt Nam khoảng bao nhiêu nghìn người?
A. 98 504.
- C. 99 504.
- B. 97 504.
- D. 96 504.
Câu 2: Số dân Việt Nam xếp thứ bao nhiêu trên thế giới năm 2021?
- A. Thứ 12.
- B. Thứ 13.
- C. Thứ 14.
D. Thứ 15.
Câu 3: Năm 2021, số dân Việt Nam xếp thứ mấy ở khu vực Đông Nam Á?
- A. Thứ nhất.
- B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
- D. Thứ tư.
Câu 4: Dân số Việt Nam tăng nhanh gây ảnh hưởng gì?
A. Sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- B. Thị trường tiêu thụ, sự phát triển kinh tế.
- C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- D. Thị trường tiêu thụ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Câu 5: Từ năm 1979 đến năm 2021, dân số Việt Nam tăng bao nhiêu nghìn người?
- A. 42 762.
- C. 44 762.
B. 43 762.
- D. 41 762.
Câu 6: Năm 2021, mật độ dân số Việt Nam như thế nào?
- A. Cao gấp 4 lần so với mức trung bình thế giới.
- B. Cao gấp 3 lần so với mức trung bình thế giới.
- C. Cao gấp 6 lần so với mức trung bình thế giới.
D. Cao gấp 5 lần so với mức trung bình thế giới.
Câu 7: Phần lớn dân cư sinh sống ở đâu?
A. Ở các khu vực đồng bằng.
- B. Tập trung chủ yếu ở vừng đồi núi.
- C. Ở các tỉnh ven biển.
- D. Tập trung chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ.
Câu 8: Khoảng 2/3 dân cư tập trung ở đâu?
- A. Khu vực thành thị.
C. Khu vực nông thôn.
- B. Khu vực ngoại thành.
- D. Khu vực đồi núi.
Câu 9: Năm 2021, số dân ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?
- A. 15 275 nghìn người.
- C. 16 275 nghìn người.
B. 14 275 nghìn người.
- D. 17 275 nghìn người.
Câu 10: Số dân ở đồng bằng Bắc Bộ năm 2021 là bao nhiêu?
- A. 22 872 nghìn người.
- C. 23 872 nghìn người.
- B. 20 872 nghìn người.
D. 21 872 nghìn người.
Câu 11: Nơi tập trung dân cư quá đông sẽ gây khó khăn gì?
- A. Thiếu lao động, thiếu nguồn nhân lực.
- B. Có nhiều việc làm hơn.
C. Giải quyết việc làm, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
- D. Không đủ lương thực, thực phẩm.
Câu 12: Nơi dân cư thưa thớt sẽ gây khó khăn gì?
A. Gây thiếu lao động.
- B. Giải quyết việc làm.
- C. Ùn tắc giao thông.
- D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 13: Việc phân bố dân cư chưa hợp lí gây bất lợi điều gì?
- A. Gây ra ô nhiễm môi trường.
- B. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.
C. Cho sự phát triển kinh tế và đời sống người dân.
- D. Không phát triển được kinh tế.
Câu 14: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- A. 50.
- B. 51.
- C. 53.
D. 54.
Câu 15: Dân tộc nào có số lượng đông nhất Việt Nam?
- A. Thái.
- C. Khơ-me.
B. Kinh.
- D. Mông.
Câu 16: Nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện ở đâu?
- A. Tiếng nói, nơi ở, kinh tế, nếp sống…
- B. Phong tục, tập quán, tiền tệ, tín ngưỡng…
C. Tiếng nói, nếp sống, phong tục, tín ngưỡng…
- D. Tín ngưỡng, tiền tệ, nếp sống, tiếng nói…
Câu 17: Những nét văn hóa riêng đã tạo nên điều gì?
A. Sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam.
- B. Có nhiều lễ hội khác nhau.
- C. Có nhiều trang phục khác nhau.
- D. Sự đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.
Câu 18: Dân số ở Việt Nam nhiều hơn dân số Lào bao nhiêu nghìn người?
- A. 90 079.
- C. 93 079.
B. 91 079.
- D. 94 079.
Câu 19: Tính đến năm 2021 vùng nào ít dân nhất Việt Nam?
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên.
- D. Nam Bộ.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về dân cư Việt Nam?
A. Việt Nam là nước ít dân.
- B. Việt Nam là nước đông dân.
- C. Năm 2021, số dân Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới.
- D. Năm 2021, số dân Việt Nam khoảng 98 504 nghìn người.
Câu 21: Ý nào dưới đây đúng khi nói về gia tăng dân số của Việt Nam?
- A. Số dân Việt Nam tăng chậm.
- B. Hiện nay, tốc độ gia tăng dân số ở Việt Nam vẫn tăng nhanh.
C. Cung cấp nguồn lao động dồi dào.
- D. Thiếu nguồn lao động.
Câu 22: Nội dung nào nói đúng về dân tộc Việt Nam?
- A. Người Kinh có số lượng đông thứ 2.
B. Là quốc gia có nhiều dân tộc.
- C. Bao gồm 53 dân tộc sinh sống.
- D. Là quốc gia có ít dân tộc.
Câu 23: Ý nào sau đây không đúng khi nói về phân bố dân cư ở Việt Nam?
- A. Mật độ dân số Việt Nam cao gấp 5 lần so với mức trung bình của thế giới năm 2021.
- B. Việt Nam có dân cư đông đúc nhưng phân bố không đều.
C. Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực đồi núi.
- D. Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực đồng bằng.
Câu 24: Tại sao nơi tập trung dân cư quá đông gây khó khăn cho đời sống xã hội?
- A. Vì nó sẽ gây thiếu lao động, ô nhiễm môi trường.
- B. Vì nó gây ô nhiễm môi trường, phân bố dân cư không đồng đều, thiếu lao động.
- C. Vì gây ra ùn tắc giao thông, đông đúc nơi sinh sống, thiếu lao động.
D. Vì nó gây ra ùn tắc giao thông, khó khăn tìm việc làm, gây ô nhiễm môi trường.
Câu 25: Tại sao mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng lại tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam?
- A. Vì mỗi tộc người sẽ ở những nơi khác nhau, tiếng nói, nếp sống cũng đều khác nhau.
B. Vì mỗi tộc người sẽ có những tiếng nói, nếp sống, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật…khác khau.
- C. Vì mỗi tộc người có những tín ngưỡng, nghệ thuật, chỗ ở khác nhau.
- D. Vì mỗi dân tộc đều mang một bản sắc, màu da, nơi ở khác nhau.
Câu 26: Ý nào sau đây không đúng khi nói về dân tộc Việt Nam?
- A. Người Kinh có số lượng đông nhất, các dân tộc còn lại như người Mông, Thái, Tày, Nùng,…có số lượng ít hơn.
- B. Trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống đoàn kết của các dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển.
C. Mỗi dân tộc đều có chung tiếng nói, chung nếp sống, chung phong tục, chung tín ngưỡng, chung nghệ thuật.
- D. Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, bao gồm 54 dân tộc cùng sinh sống.
Câu 27: Vì sao Việt Nam có dân cư đông đúc nhưng phân bố không đều?
A. Vì phần lớn dân cư sinh sống ở các khu vực đồng bằng.
- B. Vì khoảng 1/3 dân cư tập trung ở khu vực nông thôn.
- C. Vì phần lớn dân cư sinh sống ở các khu vực đồi núi.
D. Vì khoảng 1/4 dân cư tập trung ở khu vực nông thôn.
Câu 28: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
… dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số cao. …có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.
A. Vùng đồng bằng, ven biển; miền núi.
- B. Miền núi; vùng đồng bằng, ven biển.
- C. Vùng đồng bằng, ven biển; vùng ngập mặn.
- D. Vùng núi; vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 29: Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: Cho biết đây là dân tộc nào?
- A. Kinh.
C. Tày.
- B. Thái.
- D. Mông.
Câu 30: Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Việt Nam, 10 dân tộc có số dân đông nhất ở nước ta lần lượt là:
- A. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ-me, Gia Rai, Mường, Nùng, Mông, Dao.
B. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ-me, Mường, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai.
- C. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Mường, Nùng, Mông, Khơ-me, Dao, Gia Rai.
- D. Kinh, Thái, Hoa, Khơ-me, Tày, Mường, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai.
Câu 31: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là:
- A. Đông Bắc.
- C. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
- D. Bắc Trung Bộ.
Câu 32: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do đâu?
- A. Quy mô dân số giảm.
B. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- C. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
- D. Dân số có xu hướng già hóa.
Câu 33: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Nước ta có mật độ dân số khá cao. Dân cư phân bố không đồng đều giữa…
- A. Đồi núi và ven biển; thành thị và nông thôn.
- B. Trung du và thành phố; thành thị và nông thôn.
- C. Đồi núi và ven biển; trung du và thành phố.
D. Đồng bằng và miền núi; thành thị và nông thôn.
Câu 34: Mục đích phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước nhằm:
A. Sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng mỗi vùng.
- B. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động.
- C. Góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.
- D. Nâng cao tỉ lệ dân số thành thị.
Câu 35: Miền núi ở nước ta có mật độ dân số thấp do đâu?
A. Kinh tế xã hội chưa phát triển.
- B. Thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp.
- C. Khí hậu phân hóa theo độ cao.
- D. Tài nguyên đất, nước bị hạn chế.
Bình luận