Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và đạo đức 5 Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phần lớn các dãy núi có hướng nào?

  • A. Hướng đông tây – nam bắc.
  • B. Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
  • C. Hướng tây nam – đông bắc và hướng vòng cung.
  • D. Hướng tây nam – đông bắc.

 

Câu 2: Đồng bằng chiếm khoảng bao nhiêu diện tích đất liền?

  • A. 2/3 diện tích đất liền.
  • C. 2/4 diện tích đất liền.
  • B. 3/4 diện tích đất liền.
  • D. 1/4 diện tích đất liền.

 

Câu 3: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có diện tích như thế nào?

  • A. Diện tích lớn, khá bằng phẳng.
  • C. Diện tích lớn nhưng khá gồ ghề.
  • B. Diện tích nhỏ, khá bằng phẳng.
  • D. Diện tích nhỏ nhưng khá gồ ghề.

 

Câu 4: Việt Nam có nguồn khoáng sản như thế nào?

  • A. Có nguy cơ cạn kiệt.
  • B. Nghèo nàn.
  • C. Phong phú, đa dạng.
  • D. Dồi dào, bất tận.

 

Câu 5: Phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô:

  • A. Lớn và trung bình.
  • B. Trung bình và nhỏ.
  • C. Nhỏ.
  • D. Lớn.

 

Câu 6: Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là:

  • A. Quặng niken, titan, đồng, vàng.
  • B. Đất hiếm, chì, kẽm, bô-xít.
  • C. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc.
  • D.  Đất hiếm, đồng, vàng, chì, kẽm.

 

Câu 7: Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

  • A. Khí hậu khô.
  • B. Khí hậu ôn đới.
  • C. Khí hậu cận nhiệt đới khô hạn.
  • D. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

 

Câu 8: Tổng lượng mưa lớn, trung bình của Việt Nam hằng năm là bao nhiêu mm?

  • A. Trên 1500 mm/năm.
  • C. Trên 1000 mm/năm.
  • B. Dưới 1500 mm/năm.
  • D. Dưới 1000 mm/năm

 

Câu 9: Việt Nam chịu tác động của hai gió mùa chính là mùa nào?

  • A. Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
  • B. Gió mùa Đông Bắc và gió Tây ôn đới.
  • C. Gió Mậu dịch và gió Lào.
  • D. Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.

 

Câu 10: Miền Bắc có hai mùa chính là:

  • A. Mùa nóng và mùa lạnh.
  • C. Mùa xuân và mùa hạ.
  • B. Mùa khô và mùa mưa.
  • D. Mùa nóng và mùa mưa.

 

Câu 11: Miền Nam có khí hậu nóng quanh năm với hai mùa:

  • A. Mùa mưa và mùa nóng.
  • B. Mùa mưa và mùa khô.
  • C. Mùa nóng và mùa lạnh.
  • D. Mùa lạnh và mùa mưa.

 

Câu 12: Việt Nam có mạng lưới sông ngòi như thế nào?

  • A. Có nhiều ở vùng núi.
  • C. Thưa thớt.
  • B. Dồi dào.
  • D. Dày đặc.

 

Câu 13: Sông ngòi ở Việt Nam chảy theo hai hướng chính là:

  • A. Đông bắc – tây nam và vòng cung.
  • B. Tây bắc – đông nam và vòng cung.
  • C. Hướng đông và hướng tây.
  • D. Hướng đông bắc và vòng cung.

 

Câu 14: Hai nhóm đất chính ở Việt Nam là đất nào?

  • A. Đất cát và đất sét.
  • B. Đất ba-zan và đất phe-ra-lít.
  • C. Đất ba-zan và đất phù sa.
  • D. Đất phù sa và đất phe-ra-lít.

 

Câu 15: Đất phe-ra-lít phân bố chủ yếu ở đâu, có màu gì?

  • A. Vùng đồng bằng, có màu đỏ vàng.
  • B. Vùng đồi núi, có màu nâu đỏ.
  • C. Vùng đồi núi, có màu đỏ vàng đến nâu đỏ.
  • D. Vùng đồi núi, có màu đỏ vàng.

 

Câu 16: Năm 2021, rừng nước ta chiếm bao nhiêu diện tích phần đất liền? 

  • A. 2/5 diện tích phần đất liền.
  • B. Hơn 2/5 diện tích phần đất liền.
  • C. Hơn 1/3 diện tích phần đất liền.
  • D. Hơn 2/3 diện tích phần đất liền.

 

Câu 17: Rừng chủ yếu được phân bố ở đâu?

  • A. Vùng đồi núi và đồng bằng.
  • B. Vùng đồng bằng và trung du.
  • C. Vùng đồi núi và ven biển.
  • D. Vùng đồng bằng và ven biển.

 

Câu 18: Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với công nghiệp là gì?

  • A. Tạo điều kiện để phát triển du lịch và nông nghiệp.
  • B. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
  • C. Phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng hải sản….
  • D. Cung cấp nguyên, nhiên liệu như khoáng sản, gỗ, hải sản…

 

Câu 19: Đối với giao thông vận tải, tài nguyên thiên nhiên có vai trò gì?

  • A. Cung cấp nhiều nguyên, nhiên liệu.
  • B. Tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
  • C. Tạo điều kiện phát triển đa dạng loại hình giao thông.
  • D. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

 

Câu 20: Thiên nhiên Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của các thiên tai nào?

  • A. Bão, lũ lụt, hạn hán…
  • B. Bão, lũ lụt, núi lửa…
  • C. Hạn hán, núi lửa, áp thấp nhiệt đới…
  • D.  Núi lửa, sóng thần, hạn hán…

 

Câu 21: Đâu là biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Sử dụng nilong dùng một lần.
  • B. Khái thác triệt để tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.
  • D. Dự báo thông tin thời tiết kịp thời.

 

Câu 22: Biện pháp nào dưới đây là biện pháp phòng chống thiên tai?

  • A. Khai thác hợp lí, khoa học.
  • B. Trồng và bảo vệ rừng.
  • C. Đẩy mạnh tái chế.
  • D. Sử dụng túi nilong dùng một lần.

 

Câu 23: Tại sao tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trong đời sống?

  • A. Là nguồn lực cho tài chính phát triển.
  • B. Là cơ sở phát triển cho sản xuất nông nghiệp.
  • C. Vì là nguồn tài nguyên nền tảng đảm bảo cho sự sinh tồn.
  • D. Là cơ sở phát triển cho sản xuất công nghiệp.

 

Câu 24: Đâu không phải là biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Khai thác hợp lí, khoa học.
  • B. Đẩy mạnh tái chế.
  • C. Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.
  • D. Kiên cố công trình.

 

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về rừng ở Việt Nam?

  • A. Năm 2021, rừng chiếm 1/3 diện tích phần đất liền.
  • B. Rừng được phân bố chủ yếu ở cùng núi và ven biển.
  • C. Ở đồng bằng, diện tích rừng rừng còn rất ít.
  • D. Diện tích rừng tang lên đáng kể, chủ yếu do trông rừng mới.

 

Câu 26: Ý nào dưới đây nói đúng về khí hậu Việt Nam?

  • A. Miền Bắc có hai mùa chính là mùa khô và mùa mưa.
  • B. Miền Nam có khí hậu lạnh quanh năm.
  • C. Có khí hậu ôn đới.
  • D. Nhiệt độ trung bình năm cao.

 

Câu 27: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về đồng bằng duyên hải miền Trung?

  • A. Có diện tích lớn, bị chia cắt bởi các dãy núi nhỏ lan ra sát biển.
  • B. Hẹp và bị chia cắt bởi các dãy núi nhỏ lan ra sát biển.
  • C. Có diện tích lớn, khá bằng phẳng.
  • D. Có diện tích hẹp nhưng khá bằng phẳng.

 

Câu 28: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sông ngòi Việt Nam?

  • A. Lượng nước của sông ngòi theo đổi theo thời tiết.
  • B. Lượng nước của sông ngòi thay đổi theo mùa.
  • C. Có hai hướng chính là đông bắc – tây nam và vòng cung.
  • D. Các sông lớn có nhiều nước nhưng ít phù sa.

 

Câu 29: Đâu không phải là biện pháp phòng, chống thiên tai?

  • A. Kiên cố công trình.
  • B. Dự báo thông tin thời tiết kịp thời.
  • C. Di dân.
  • D. Khai thác hợp lí, khoa học.

 

Câu 30: Vì sao lại gọi Việt Nam là một đất nước nhiều đồi núi?

  • A. Vì chiếm khoảng 3/4 diện tích đất liền.
  • B. Vì chiếm khoảng 1/4 diện tích đất liền.
  • C. Vì chiếm khoảng 2/4 diện tích đất liền.
  • D. Vì chiếm khoảng 1/3 diện tích đất liền.

 

Câu 31: Vì sao khí hậu Việt Nam có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam?

  • A. Vì miền Nam có hai mùa chính còn miền Bắc nóng quanh năm.
  • B. Vì miền Bắc lạnh quanh năm còn miền Nam nóng quanh năm.
  • C. Vì miền Bắc có hai mùa chính còn miền Nam nóng quanh năm.
  • D. Vì miền Bắc nóng quanh năm còn miền Nam lạnh quanh năm.

 

Câu 32: Địa hình đồi núi gây khó khăn gì cho sản xuất và đời sống?

  • A. Dân cư thưa thớt.
  • B. Cản trở du lịch.
  • C. Giao thông không thuận tiện.
  • D. Ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 33: Theo Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn thì nhiệt độ trung bình cả năm của Hà Nội là bao nhiêu độ C?

  • A. 24 độ.
  • B. 25 độ.
  • C. 28 độ.
  • D. 27 độ.

 

Câu 34: Khí tự nhiên tập trung ở đâu nhiều nhất nước ta?

  • A. Khu vực Nam Côn Đảo.
  • B. Miền Trung và Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Câu 35: Theo Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn thì nhiệt độ trung bình tháng 1 của Thành phố Hồ Chí Minh  là bao nhiêu độ C?

  • A. 27 độ.
  • B. 26 độ.
  • C. 25 độ.
  • D. 24 độ.

 

Câu 36: Ngoài gió mùa, nước ta còn chịu tác động của một loại gió hoạt động quanh năm là:

  • A. Gió tín phong.
  • B. Gió phơn tây nam.
  • C. Gió tây ôn đới.
  • D. Gió biển.

 

Câu 37: Cảnh quan chiếm ưu thế của Việt Nam là:

  • A. Cảnh quan vùng đồi núi.
  • B. Cảnh quan vùng đồng bằng.
  • C. Cảnh quan vùng ven biển của sông.
  • D.  Cảnh quan vùng đảo.

 

Câu 38: Tác động gió mùa Đông Bắc nước ta mạnh nhất ở:

  • A. Đồng bằng Bắc Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • B. Tây Bắc.
  • D. Đông Bắc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác