Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Đâu là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. Bão
  • B. Nóng lên toàn cầu
  • C. Lũ
  • D. Động đất

Câu 2: Dựa vào yếu tố nào, người ta phân chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính?

  • A. Tôn giáo
  • B. Màu da
  • C. Ngôn ngữ
  • D. Giọng nói

Câu 3: Ngọn cơ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập vào

  • A. 11 giờ 45 phút
  • B. 11 giờ
  • C. 10 giờ 45 phút
  • D. 10 giờ 30 phút

Câu 4: Đâu là ý đúng khi nói về Ủy ban Chữ thập đỏ?

  • A. Được thành lập dựa trên ý tưởng của He-ri Đu-nân.
  • B. Được thành lập vào năm 1864.
  • C. Có sự tham gia của hàng nghìn tình nguyện viên.
  • D. Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh thế giới.

Câu 5: Biến đổi khí hậu biểu hiện ở đâu?

  • A. Sự gia tăng nhiệt độ không khí.
  • B. Chất lượng không khí kém.
  • C. Hiệu ứng nhà kính.
  • D. Ô nhiễm âm thanh.

Câu 6: Thời cổ đại, lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu ở đâu?

  • A. Phía tây bán đảo Ma-hi-a.
  • B. Phía đông nam bán đảo Đông Dương.
  • C. Phía nam bán đảo Ban-căng.
  • D. Phía đông bắc bán đảo Mi-ra-ma.

Câu 7: Trung bình mỗi tảng đá xây dựng kim tự tháp Kê-ốp nặng bao nhiêu tấn?

  • A. 2,5 tấn.
  • B. 1,5 tấn.
  • C. 2 tấn.
  • D. 1 tấn.

Câu 8: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?

  • A. Đông Nam Bra-xin.
  • B. Tây Âu và Trung Âu.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Bắc Á.

Câu 9: Các chủng tộc sinh ra trên thế giới đều:

  • A. Có quyền như nhau và hoàn toàn bình đẳng.
  • B. Có quyền tự do với sở thích của mình.
  • C. Có quyền mơ ước và khát vọng.
  • D. Có quyền học hành.

Câu 10: Thế giới có mấy đại dương?

  • A. Ba đại dương.
  • B. Bốn đại dương.
  • C. Năm đại dương.
  • D. Sáu đại dương.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm tự nhiên của châu Phi?

  • A. Châu Phi có địa hình cao.
  • B. Khí hậu ôn đới là chủ yếu.
  • C. Thiên nhiên châu Phi đặc trưng cho môi trường ôn đới.
  • D. Xa-ha-ra là hoang mạc thứ hai châu Phi.

Câu 12: Màu vàng của cờ ASEAN đại diện cho điều gì?

  • A. Biểu tượng cho sự thịnh vượng.
  • B. Biểu tượng cho hòa bình.
  • C. Biểu tượng cho hi vọng.
  • D. Biểu tượng cho sự năng động và lòng dũng cảm.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Ăng-co Thom?

  • A. Thành có năm cửa ra vào.
  • B. Là kinh đô hiện tại của Cam-pu-chia.
  • C. Bên trong thành có nhiều đền thờ.
  • D. Trung tâm thành là đền Bay-on – ngôi đền vĩ đại với nét kiến trúc độc đáo.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây nói đúng về Cánh đồng Chum?

  • A. Là khu di tích văn hóa – lịch sử đặc biệt ở Lào.
  • B. Ở đây có khoảng hơn 3 000 chum lớn, nhỏ.
  • C. Các chum có đường kính phổ biến là 2 m.
  • D. Di tích này cho biết thông tin về kinh tế của người Lào cổ.

Câu 15: Phía đông và đông nam, Trung Quốc tiếp giáp với nhiều biển lớn là:

  • A. Biển Đỏ, biển Trắng, biển Đen.
  • B. Biển Ả Rập, biển Tây Ban Nha.
  • C. Biển Địa Trung Hải, biển Ca-ri-bê.
  • D. Biển Hoa Dông, Biển Đông.  

Câu 16: Năm 1990, quạt điện được sản xuất ở đâu?

  • A. Thành phố Vinh.
  • B. Thành phố Biên Hòa.
  • C. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • D. Thủ đô Hà Nội.

Câu 17: Ý nào sau đây đúng khi nói về  diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh?

  • A. 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4 – 1975, lá cờ tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch.
  • B. Ngày 26 – 4 - 1975, các chiến sĩ không quân đã cho máy bay ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
  • C. Ngày 28 – 4 – 1975, xe tăng của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập.
  • D. Ngày 25 – 4 – 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức bắt đầu.

Câu 18: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo…, gần biên giới với Việt Lào. 

  • A. nằm ở vùng núi Đông Bắc.
  • B. nằm ở vùng núi Nam Trung Bộ.
  • C. nằm ở vùng núi Tây Bắc.
  • D. nằm ở vùng núi Trung Bộ.

Câu 19: Đâu không phải là biện pháp để xây dựng thế giới hòa bình?

  • A. Thành lập lực lượng giữ gìn hòa bình.
  • B. Giải quyết các xung đột bằng chiến tranh.
  • C. Tham gia các diễn đàn về hòa bình, xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị.
  • D. Giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình.

Câu 20: Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:

  • A. Hoạt động hô hấp của động vật và con người.
  • B. Quá trình đốt cháy các nguyên liệu.
  • C. Hoạt động quang hợp của cây xanh.
  • D. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn.

Câu 21: Định luật khoa học nào của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay?

  • A. Định lí Pi-ta-go.
  • B. Định luật Niu-tơn.
  • C. Định luật bảo toàn năng lượng.
  • D. Định luật bảo toàn khối lượng.

Câu 22: Cờ-lê-ô-pát lên ngôi khi bao nhiêu tuổi?

  • A. Khi mới 15 tuổi.
  • B. Khi mới 16 tuổi.
  • C. Khi mới 17 tuổi.
  • D. Khi mới 18 tuổi.

Câu 23: Hình ảnh bó lúa ở cờ ASEAN tượng trưng cho điều gì?

  • A. Một ASEAN năng động, thống nhất và hòa bình.
  • B. Một ASEAN ổn định trong kinh tế và ngoại giao.
  • C. Ước mơ về một ASEAN gắn bó trong tình hữu nghị và đoàn kết.
  • D. Ước mơ về một ASEAN phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại?

  • A. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
  • B. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.
  • C. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
  • D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.

Câu 25: Mật độ dân số cho biết:

  • A. Số dân nam và số dân nữ của một địa phương.
  • B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của một địa phương.
  • C. Tổng số dân của một địa phương.
  • D. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác