Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các dân tộc Việt Nam luôn
A. đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
- B. mâu thuẫn, tranh chấp địa bàn cư trú.
- C. xa cách, ít có sự giao lưu với nhau.
- D. diễn ra nhiều cuộc xung đột, chiến tranh.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là hoạt động giáo dục dưới thời Trần?
A. Mở thêm trường học, tổ chức các khoa thi.
- B. Lập Văn Miếu và xây dựng Quốc Tử Giám.
- C. Dựng bia tôn vinh người thi đỗ tiến sĩ.
- D. Chỉ đào tạo con em đại thần để ra làm quan.
Câu 3: Tình hình đất nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 được ví như hình ảnh:
- A. Nước sôi lửa nóng.
- B. Nước sôi lửa bỏng.
C. Ngàn cân treo sợi tóc.
- D. Trứng nước.
Câu 4: Cuối thế kỉ XIX, nhà Nguyễn rơi vào tình trạng như thế nào?
- A. Không có sự thay đổi.
- B. Phát triển, tiến bộ về kinh tế.
C. Khủng hoảng, kinh tế.
- D. Tiến bộ về nhiều mặt.
Câu 5: Đâu là tác phẩm tập hợp những kế sách lớn nhằm diệt giặc cứu nước mà Nguyễn Trãi đã nghiên cứu?
- A. Bình Ngô Đại Cáo.
B. Bình Ngô sách.
- C. Hịch tướng sĩ.
- D. Đại Việt sử ký toàn thư.
Câu 6: Tại sao Chu Văn An treo mũ áo từ quan, về quê dạy học?
A. Vì ông không được vua chấp thuận “Thất trảm sớ”.
- B. Vì ông không quen với cảnh chốn quan trường.
- C. Vì ông muốn về quê dạy học cho học sinh nghèo.
- D. Vì ông muốn để các học trò vào triều làm quan.
Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng khi nói đến cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần?
- A. Quân dân nhà Trần đánh tan quân xâm lược trong ba năm 1248, 1284, 1287 – 1288.
B. Quân dân nhà Trần đã ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên.
- C. Quân dân nhà Trần đã hai lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên.
- D. Quân dân nhà Trần đánh tan quân xâm lược trong ba năm 1238, 1285, 1287 – 1288.
Câu 8: Quân dân Triều Lý đã chủ động tổ chức:
- A. Cuộc kháng chiến đánh bại quân Mông – Nguyên.
B. Cuộc kháng chiến đánh bại giặc xâm lược.
- C. Cuộc nổi dậy của những con người yêu nước.
- D. Cuộc khởi nghĩa của các tướng sĩ trong triều.
Câu 9: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Trong … của nhân dân ta xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền,…
- A. cuộc đấu tranh chống quân Thanh.
- B. cuộc khởi nghĩa chống quân Nguyên – Mông.
- C. cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược.
D. cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc.
Câu 10: Tại sao lại gọi là tháp Bánh Ít?
- A.Vì người dân đã quen thuộc với tên này.
B. Vì thấy hình dáng tháp giống chiếc bánh ít.
- C. Vì người dân lấy tên đặc sản vùng miền để đặt cho nó.
- D. Vì nó gắn liền với sự tích chiếc bánh ít.
Câu 11: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
- A. Bắc Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
- D. Nam Trung Bộ.
Câu 12: Nền Chùa và Cạnh Đền ở đâu?
- A. Khánh Hòa.
C. Kiên Giang.
- B. Biên Hòa.
- D. Tây Nguyên.
Câu 13: Ai là người đã lập ra nước Âu Lạc?
- A. Hùng Lân Vương.
- C. Lạc Long Quân.
- B. Hùng Diệp Vương.
D. An Dương Vương.
Câu 14: Nơi tập trung dân cư quá đông sẽ gây khó khăn gì?
- A. Thiếu lao động, thiếu nguồn nhân lực.
- B. Có nhiều việc làm hơn.
C. Giải quyết việc làm, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
- D. Không đủ lương thực, thực phẩm.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Khao lễ thế lính?
- A. Là một nghi lễ trang trọng được tổ chức trước khi đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ qunả lí và khai thác sản vật trên vùng biển ở quần đảo Hoàng Sa.
B. Là một nghi lễ trang trọng được tổ chức trước khi đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ qunả lí và khai thác sản vật trên vùng biển ở quần đảo Trường Sa.
- C. Khao lễ là lệ khao định kì hằng năm, còn thế lính là việc cúng thế mạng cho những bình phu ra đảo.
- D. Lễ thức gồm các lễ nhỏ như lễ yết, lễ cung nghinh, lễ thả thuyền,…
Câu 16: Đất phe-ra-lít phân bố chủ yếu ở đâu, có màu gì?
- A. Vùng đồng bằng, có màu đỏ vàng.
- B. Vùng đồi núi, có màu nâu đỏ.
C. Vùng đồi núi, có màu đỏ vàng đến nâu đỏ.
- D. Vùng đồi núi, có màu đỏ vàng.
Câu 17: Miền Nam có khí hậu nóng quanh năm với hai mùa:
- A. Mùa mưa và mùa nóng.
B. Mùa mưa và mùa khô.
- C. Mùa nóng và mùa lạnh.
- D. Mùa lạnh và mùa mưa.
Câu 18: Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
- A. 61.
- B. 62.
C. 63.
- D. 64.
Câu 19: Nguyễn Ái Quốc về nước năm bao nhiêu?
- A. Năm 1940.
B. Năm 1941.
- C. Năm 1942.
- D. Năm 1943.
Câu 20: Nguyễn Phúc Ánh có niên hiệu là gì?
- A. Quang Trung.
B. Gia Long.
- C. Minh Mạng.
- D. Tự Đức.
Câu 21: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
- C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
- D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 22: Phạm Ngũ Lão có xuất thân như thế nào?
- A. Từ gia đình quan lại cấp thấp.
- B. Từ gia đình địa chủ.
- C. Từ gia đình tri thức nghèo.
D. Từ gia đình nông dân.
Câu 23: Đâu là ý đúng khi nói về Lê Thánh Tông?
- A. Là vị vua đầu tiên của Triều Hậu Lê.
- B. Là một trong những vị vua trị vì ít nhất của Triều Hậu Lê.
C. Là một trong những vị vua trị vì nhiều nhất của Triều Hậu Lê.
- D. Ông là người viết tác phẩm Đại thành toán pháp.
Câu 24: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Lý Công Uẩn làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ trong….Khi vua Lê Long Đĩnh mất mà không có người nối dõi, ông được các quan tôn lên làm vua.
- A. Triều Lý.
- C. Triều Hậu Lê.
- B. Triều Nguyễn.
D. Triều Tiền Lê.
Câu 25: Tại sao lại nói: “Trận Bạch Đằng lịch sử vang dội đến ngàn thu”?
- A. Vì tài trí của Ngô Quyền còn lưu dấu ấn mãi về sau.
- B. Vì là cuộc chiến thắng đánh dấu tên tuổi của Ngô Quyền.
C. Vì đã mở ra thời kì độc lập của dân tộc.
- D. Vì là cuộc chiến trên sông đầu tiên của nước ta.
Bình luận