Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 cánh diều học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng:

  • A. 18km.
  • B. 14km.
  • C. 16km.
  • D. 20km.

Câu 2: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

  • A. Khí nitơ.
  • B. Khí cacbonic.
  • C. Oxi.
  • D. Hơi nước.

Câu 3: Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

  • A. Vùng vĩ độ thấp.
  • B. Vùng vĩ độ cao.
  • C. Biển và đại dương.
  • D. Đất liền và núi.

Câu 4: Đâu là nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?

  • A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
  • B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
  • C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
  • D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Câu 5: Đâu là đặc điểm không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?

  • A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
  • B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
  • C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
  • D.Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Câu 6: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao, do các vùng vĩ độ thấp có:

  • A. Khí áp thấp hơn.
  • B. Độ ẩm cao hơn.
  • C. Gió Mậu dịch thổi.
  • D. Góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn.

Câu 7: Giả sử có một ngày ở thành phố Y, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 170C, lúc 5 giờ được 260C, lúc 13 giờ được 370C và lúc 19 giờ được 320C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

  • A. 260C.
  • B. 290C.
  • C. 270C.
  • D. 280C.

Câu 8: Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

  • A. H2O, CH4, CFC.
  • B. N2O, O2, H2, CH4.
  • C. CO2, N2O, O2.
  • D. CO2, CH4, CFC.

Câu 9: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

  • A. Băng hai cực tăng.
  • B. Mực nước biển dâng.
  • C. Sinh vật phong phú.
  • D. Thiên tai bất thường.

Câu 10: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

  • A. Cao nguyên.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Đồi.
  • D. Núi.

Câu 11: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

  • A. Tiết kiệm điện, nước.
  • B. Trồng nhiều cây xanh.
  • C. Giảm thiểu chất thải.
  • D. Khai thác tài nguyên.

Câu 12: Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

  • A. Thái Lan.
  • B. Việt Nam.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Anh.

Câu 13: Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?

  • A. Bốc hơi và nước rơi.
  • B. Bốc hơi và dòng chảy.
  • C. Thấm và nước rơi.
  • D. Nước rơi và dòng chảy.

Câu 14: Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm:

  • A. 1/2.
  • B. 3/4.
  • C. 2/3.
  • D. 4/5.

Câu 15: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất không tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

  • A. Rắn.
  • B. Quánh dẻo.
  • C. Hơi.
  • D. Lỏng.

Câu 16: Nước ngọt trên Trái Đất không bao gồm có:

  • A. Nước mặt.
  • B. Băng.
  • C. Nước biển.
  • D. Nước ngầm.

Câu 17: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì dẫn đến?

  • A. Hiện tượng mưa.
  • B. Sự ngưng tụ.
  • C. Tạo thành các đám mây.
  • D. Hình thành độ ẩm tuyệt đối.

Câu 18: Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí như thế nào?

  • A. Càng thấp.
  • B. Càng cao.
  • C. Trung bình.
  • D. Bằng 00.

Câu 19: Ngày nào sau đây được lấy là ngày nước thế giới?

  • A. Ngày 22/6.
  • B. Ngày 22/3.
  • C. Ngày 22/9.
  • D. Ngày 22/12.

Câu 20: Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

  • A. Nước mưa.
  • B. Nước ngầm.
  • C. Băng tuyết.
  • D. Nước ao, hồ.

Câu 21: Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?

  • A. Mùa hạ.
  • B. Mùa xuân.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông.

Câu 22: Sóng, thủy triều và dòng biển tác động đến cuộc sống con người theo hướng nào?

  • A. Cả tích cực và tiêu cực.
  • B. Tác động tích cực.
  • C. Tác động tiêu cực.
  • D. Không ảnh hưởng nhiều đến đời sống.

Câu 23: Vùng biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do:

  • A. Vùng biển ấm, mưa nhiều.
  • B. Có diện tích rộng, tương đối kín.
  • C. Nước biển sạch, nguồn thức ăn đa dạng.
  • D. Là nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh. 

Câu 24: Loại đất chủ yếu ở khu vực miền núi nước ta là đất gì? Phù hợp trồng những loại cây nào?

  • A. Đất phù sa, thích hợp trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày
  • B. Đất feralit, thích hợp để trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm.
  • C. Đất đỏ ba dan, thích hợp trồng chè, cà phê, cao su,…
  • D. Đất đen thảo nguyên, phù hợp để trồng lúa mì, lúa mạch       

Câu 25: Đâu không phải nguyên nhân khiến đất bạc màu?

  • A. Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
  • B. Trồng độc canh
  • C. Xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt
  • D. Ô nhiễm mạch nước ngầm

Câu 26: Động vật nào sau đây thường ngủ vào mùa đông?

  • A. Cá voi.
  • B. Gấu trắng.
  • C. Cá tra.
  • D. Chó sói.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo