Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật nào sau đây?

  • A. Phát triển giao thông vận tải
  • B. Khai thác khoáng sản và thủy điện
  • C. Trồng cây công nghiệp lâu năm
  • D. Nuôi trồng thủy sản nước mặn

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực nhờ vào:

  • A. Khí hậu cận nhiệt đới
  • B. Đất phù sa màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc
  • C. Dân cư thưa thớt, diện tích lớn
  • D. Công nghiệp chế biến phát triển

Câu 3: Bắc Trung Bộ có thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm nào sau đây?

  • A. Cà phê và chè
  • B. Hồ tiêu và bông
  • C. Cao su và điều
  • D. Chè và cao su

Câu 4: Khu công nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Ranh giới không rõ ràng.
  • B. Loại hình khu công nghiệp chưa đa dạng. 
  • C. Tập trung nhiều cơ sở sản xuất.
  • D. Chưa ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ.

Câu 5: Vì sao các khu công nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều?

  • A. Phụ thuộc vào vị trí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất.
  • B. Phụ thuộc vào nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương.
  • C. Phụ thuộc vào việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
  • D. Phụ thuộc vào việc thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng.

Câu 6: Năm 2021, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong cơ cấu GDP?

  • A. 41,1%
  • B. 41,2%
  • C. 41,3%
  • D. 41,4%

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành dịch vụ?

  • A. góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • B. tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
  • C. thúc đẩy quá trình đóng cửa tự phát triển.
  • D. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước.

Câu 8: Nước ta có các loại hình giao thông vận tải gồm:

  • A. đường ô tô, đường sắt, đường ngân hà, đường hàng không…
  • B. đường ô tô, đường sắt, đường hồ, đường hàng không…
  • C. đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không…
  • D. đường ô tô, đường sắt, đường ngầm, đường hàng không…

Câu 9: Chất lượng đường bộ nước ta tăng nhanh do

  • A. áp dụng khoa học – công nghệ.                     
  • B. sử dụng nhiều lao động.
  • C. thay đổi bộ máy quản lý.                               
  • D. lao động có kinh nghiệm.

Câu 10: Nước ta phát triển thương mại đa dạng loại hình như

  • A. chợ truyền thống, chợ nguồn, cửa hàng trong chợ…
  • B. chợ truyền thống, chợ nguồn, cửa hàng bán lẻ…
  • C. chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ…
  • D. chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng trong chợ…

Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngoại thương nước ta?

  • A. Trị giá xuất nhập khẩu tăng nhanh.
  • B. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy móc.
  • C. Chuyên chở hàng hóa là chủ yếu.
  • D. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch tích cực.

Câu 12: Mật độ dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 

  • A. cao hơn so với trung bình cả nước.
  • B. thấp hơn so với trung bình cả nước.
  • C. chênh lệch ít so với trung bình cả nước.
  • D. tương đồng so với trung bình cả nước.

Câu 13: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. đòi hỏi chi phí lớn.                                         
  • B. thiếu lao động có trình độ. 
  • C. thị trường tiêu thụ hẹp.                                   
  • D. Thiết bị, máy móc thiếu.

Câu 14: Năm 2021, số dân trong vùng Đồng bằng sông Hồng đạt bao nhiêu triệu người?

  • A. 23,3
  • B. 23,4
  • C. 23,5
  • D. 23,6

Câu 15: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng

  • A. Địa hình và đất.                                       
  • B. Khí hậu.
  • C. Dân cư, lao động.                                     
  • D. Nguồn nước.

Câu 16: Hoạt động lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ gồm

  • A. trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; khai thác, chế biến gỗ và nông sản.
  • B. trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
  • C. trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; khai thác, chế biến nông và lâm sản.
  • D. trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; khai thác, chế biến nông và thủy sản.

Câu 17: Thành phố nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?

  • A. Hà Tĩnh.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Nghệ An.
  • D. Quảng Trị.

Câu 18: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của vùng là

  • A. 0,93%
  • B. 0,94%
  • C. 0,95%
  • D. 0,96%

Câu 19: Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho ngành kinh tế biển 

  • A. hoạt động quanh năm.
  • B. hoạt động vào đầu năm.
  • C. hoạt động vào cuối năm.
  • D. hoạt động vào mùa hè. 

Câu 20: Các ngành phát triển thế mạnh ở Tây Nguyên gồm

  • A. trồng cây công nghiệp, thủy điện, khai thác khoáng sản.
  • B. trồng cây công nghiệp, nhiệt điện, khai thác khoáng sản.
  • C. trồng cây công nghiệp, nhiệt điện, du lịch.
  • D. trồng cây công nghiệp, thủy điện, du lịch, khai thác than.

Câu 21: Đâu là thế mạnh về kinh tế- xã hội giúp phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên?

  • A. Địa hình và đất.                                             
  • B. Nguồn lao động.
  • C. Khoáng sản.                                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 22: Đâu là thế mạnh về điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Nguồn vốn.
  • B. Đất và địa hình.
  • C. Dân cư và nguồn lao động.
  • D. Cơ sở hạ tầng. 

Câu 23: Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây?

  • A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                       
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Bắc Trung Bộ.                                           
  • D. Duyên hải miền Trung.

Câu 24: Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
  • B. Thiếu nước trong mùa khô.
  • C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
  • D. Bão và áp thấp nhiệt đới.

Câu 25: Vùng kinh tế trọng điểm nào dưới đây được thành lập muộn nhất?

  • A. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
  • B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
  • D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác