Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Yếu tố tự nhiên nào tạo điều kiện thuận lợi để vùng phát triển thủy điện?

  • A. Địa hình núi thấp và trung bình
  • B. Địa hình dốc, nhiều sông suối lớn
  • C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  • D. Thảm thực vật phong phú

Câu 2: Thủy sản ở Bắc Trung Bộ phát triển mạnh nhất ở các tỉnh nào?

  • A. Thanh Hóa và Nghệ An
  • B. Quảng Trị và Quảng Bình
  • C. Hà Tĩnh và Quảng Bình
  • D. Nghệ An và Hà Tĩnh

Câu 3: Hình thức tổ chức lãnh thổ có trình độ cao nhất ở nước ta là

  • A. vùng công nghiệp.                                   
  • B. khu công nghiệp.
  • C. khu công nghệ cao.                                   
  • D. trung tâm công nghiệp.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của khu công nghiệp?

  • A. Giải quyết vấn đề việc làm.                       
  • B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng.
  • C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.                       
  • D. Tiết kiệm chi phí thuê nhiều lao động.

Câu 5: Đâu không phải là nhân tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến ngành dịch vụ nước ta?

  • A. Khí hậu.
  • B. Địa hình.
  • C. Cơ sở vật chất.
  • D. Sông ngòi.

Câu 6: Mạng lưới giao thông, buôn bán và du lịch trên sông phát triển ở vùng

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Duyên hải miền Trung.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 7: Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu hiện tay là tuyến theo trục

  • A. Đông - Tây.
  • B. Bắc - Nam.
  • C. Tây Bắc – Đông Nam.
  • D. Đông Bắc – Tây Nam.

Câu 8: Cảng hàng không nào sau đây không ở phía Bắc?

  • A. Nội Bài.         
  • B. Điện Biên.         
  • C. Vân Đồn.         
  • D. Cam Ranh.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của nội thương nước ta?

  • A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng nhanh.
  • B. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm.
  • C. Phát triển đa dạng nhiều loại hình.
  • D. Phương thức buôn bán hiện đại mở rộng.

Câu 10: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?

  • A. Địa hình đồng bằng.                                 
  • B. Khí hậu ôn đới.
  • C. Có nhiều hệ thống thủy lợi.                     
  • D. Khoáng sản dồi dào.

Câu 11: Khó khăn chủ yếu hiện nay với phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. thiếu đồng cỏ phát triển chăn nuôi.               
  • B. chuyển sản phẩm tới vùng tiêu thụ.
  • C. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.         
  • D. nguồn lao động chưa được đào tạo.

Câu 12: Đồng bằng sông Hồng phát triển cơ cấu dịch vụ gồm các ngành

  • A. chế biến thực phẩm , thương mại, du lịch, tài chính – ngân hàng.
  • B. giao thông vận tải, thương mại, chế biến thực phẩm, tài chính – ngân hàng.
  • C. giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính – ngân hàng.
  • D. giao thông vận tải, thương mại, du lịch, chế biến thực phẩm.

Câu 13: Thành phố nào dưới đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Quảng Ninh.
  • D. Bắc Ninh.

Câu 14: Hoạt động thủy sản vùng Bắc Trung Bộ gồm

  • A. khai thác và nuôi trồng thủy sản.                 
  • B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  • C. khai thác xa bờ và gần bờ.                           
  • D. khai thác và nghiên cứu thủy sản.

Câu 15: Bắc Trung Bộ không phát triển ngành nào dưới đây?

  • A. Nông nghiệp.                                                 
  • B. Lâm nghiệp.
  • C. Thủy sản.                                                     
  • D. Khai thác khoáng sản.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây là tình hình phát triển khai thác khoáng sản biển ở duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản biển.
  • B. Khoa học – công nghệ chưa được áp dụng.
  • C. Quy mô cảng biển còn nhỏ.
  • D. Phát triển dịch vụ vận tải biển.

Câu 17: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện tự nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Địa hình.                                                       
  • B. Khí hậu.
  • C. Khoáng sản.                                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 18: Đâu không phải là cây công nghiệp chính của Tây Nguyên?

  • A. Cà phê.
  • B. Cao su.
  • C. Ca cao.
  • D. Điều.

Câu 19: Cơ cấu ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ gồm

  • A. công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp sản phẩm.
  • B. công nghiệp khai thác than và khí tự nhiên, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp sản phẩm.
  • C. công nghiệp khai thác dầu thô và than, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp sản phẩm.
  • D. công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên, công nghiệp sản xuất than, công nghiệp sản phẩm.

Câu 20: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ

  • A. Dân cư và nguồn lao động.                         
  • B. Khoáng sản.
  • C. Nguồn vốn.                                                 
  • D. Chính sách phát triển.

Câu 21: Tài nguyên du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long gồm

  • A. Du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa.
  • B. Du lịch biển và du lịch văn hóa núi cao.
  • C. Du lịch tự nhiên và du lịch đồng bằng.
  • D. Du lịch biển và du lịch núi cao.

Câu 22: Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?

  • A. Bến Tre.
  • B. An Giang.
  • C. Sóc Trăng.
  • D. Kiên Giang.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Xây dựng vùng thành trung tâm khoa học – công nghệ.
  • B. Phát triển một số dịch vụ hiện đại, chất lượng cao.
  • C. Tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
  • D. Tập trung phát triển nông nghiệp là chủ yếu.

Câu 24: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc

  • A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
  • B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế.
  • C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.
  • D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác