Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngành kinh tế biển quan trọng nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A. Khai thác dầu khí
  • B. Nuôi trồng thủy sản
  • C. Du lịch biển và giao thông vận tải biển
  • D. Đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền

Câu 2: Tây Nguyên có thế mạnh nổi bật về:

  • A. Công nghiệp khai khoáng
  • B. Trồng cây công nghiệp lâu năm
  • C. Khai thác hải sản
  • D. Phát triển giao thông vận tải

Câu 3: Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về:

  • A. Sản lượng lương thực
  • B. Giá trị sản xuất công nghiệp
  • C. Nuôi trồng thủy sản
  • D. Phát triển giao thông vận tải

Câu 4: Đâu không phải là một trong những loại hình của khu công nghiệp?

  • A. Khu chế xuất.
  • B. Khu công nghiệp hỗ trợ.
  • C. Khu công nghiệp không khói.
  • D. Khu công nghiệp sinh thái.

Câu 5: Đâu không phải là nơi phân bố của các khu công nghiệp ở nước ta?

  • A. Gần cảng biển, đường giao thông lớn.
  • B. Ngoại vi các thành phố lớn.
  • C. Gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động. 
  • D. Nơi có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 6: Đâu không phải là ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên đến ngành dịch vụ nước ta?

  • A. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở địa hình cao.
  • B. Sông ngòi dày đặc phát triển giao thông vận tải.
  • C. Du lịch chăm sóc sức khỏe được phát triển.
  • D. Dân cư đông đúc làm ngành dịch vụ phát triển.

Câu 7: Hệ thống đường sắt nước ta kết nối với Trung Quốc thông qua tuyến liên vận

  • A. Hà Nội – Hà Giang và Hà Nội – Lào Cai.
  • B. Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội – Lào Cai.
  • C. Hà Nội – Đồng Đăng và Hà Nội – Lào Cai.
  • D. Hà Nội – Điện Biên và Hà Nội – Lào Cai.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của đường sắt?

  • A. Hình thành từ cuối thế kỉ XIX                 
  • B. Chưa có đường sắt kết nối với láng giềng.
  • C. Hệ thống đang được đầu tư.                 
  • D. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt.

Câu 9: Hoạt động ngoại thương có vai trò

  • A. thống nhất thị trường trong nước.
  • B. thúc đẩy phân công lao động giữa các vùng.
  • C. thúc đẩy ngành sản xuất hàng hóa.
  • D. kết nối với thị trường nước ngoài.

Câu 10: Đâu không phải đặc điểm phân hóa du lịch nước ta?

  • A. Tổ chức lãnh thổ du lịch gồm 7 vùng.
  • B. Trung tâm du lịch tập trung ở nông thôn.
  • C. Du lịch biển đảo tập trung ở Nam Trung Bộ.
  • D. Du lịch sinh thái tập trung ở sông Cửu Long .

Câu 11: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển thủy điện từ

  • A. năm 50 thế kỉ XX.                                   
  • B. năm 60 thế kỉ XX.
  • C. năm 70 thế kỉ XX.                                   
  • D. năm 80 thế kỉ XX.

Câu 12: Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông nào?

  • A. Sông Mã.
  • B. Sông Thái Bình.
  • C. Sông Đà.
  • D. Sông Hồng.

Câu 13: Đồng bằng sông Hồng có mật độ số dân cao nước do

  • A. tài nguyên đất đa dạng.                           
  • B. khí hậu có mùa đông lạnh.
  • C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.               
  • D. lịch sử lãnh thổ khai thác lâu đời.

Câu 14: Trung tâm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng nào dưới đây có quy mô rất lớn?

  • A. Nam Định.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Hà Nội.
  • D. Bắc Ninh.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lý, lãnh thổ của Bắc Trung Bộ? A. Tiếp giáp một quốc gia, ba vùng kinh tế.

  • B. Vị trí thuận lợi giao lưu với cửa khẩu.
  • C. Diện tích nhỏ nhưng mật độ dân cư cực cao.
  • D. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

Câu 16: Bắc Trung Bộ phát triển cây cà phê ở 

  • A. Hà Tĩnh.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Nghệ An.
  • D. Quảng Nam.

Câu 17: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Lực lượng lao động.                                       
  • B. Chính sách.
  • C. Cơ sở hạ tầng.                                               
  • D. Vốn đầu tư.

Câu 18: Tây Nguyên phát triển trồng chè ở 

  • A. Lâm Đồng.
  • B. Đăk Lăk.
  • C. Kom Tum.
  • D. Quảng Nam.

Câu 19: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên là

  • A. phát triển mô hình trang trại.                   
  • B. kết hợp với công nghiệp chế biến.
  • C. đa dạng hóa cây cà phê.                           
  • D. nâng cao chất lượng lao động.

Câu 20: Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ

  • A. Yaly.                       
  • B. Sông Hinh.           
  • C. Thác Bà.             
  • D. Trị An.

Câu 21: Trung tâm công nghiệp vùngĐông Nam Bộ nào dưới đây có quy mô rất lớn?

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Bình Phước.
  • C. Đồng Nai.
  • D. Bình Dương.

Câu 22: Đâu không phải là thế mạnh giúp phát triển du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Diện tích rừng lớn.                                         
  • B. Khí hậu.
  • C. Chính sách.                                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 23: So với 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ thì vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

  • A. Có quy mô về diện tích và dân số lớn hơn.
  • B. Có quy mô về diện tích và dân số nhỏ hơn.
  • C. Có tốc độ tăng trưởng GDP chậm nhất.
  • D. Có quy mô nhỏ hơn nhưng có nhiều lợi thế để phát triển hơn.

Câu 24: Tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

  • A. Thành phố Đà Nẵng.                           
  • B. Tỉnh Quảng Nam.
  • C. Tỉnh Quảng Ngãi.                               
  • D. Tỉnh Bình Định.

Câu 25: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là

  • A. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
  • B. Tăng cường hợp tác với các nước.
  • C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác
  • D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác