Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý nào sau đây là mục tiêu của phát triển bền vững?
- A. Ưu tiên phát triển kinh tế.
- B. Phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
C. Tương tác giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội
- D. Ưu tiên phát triển xã hội, bảo vệ môi trường
Câu 2: Các vấn đề xã hội hiện nay cần giải quyết không phải là
- A. Khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập
- B. Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ
C. Bùng nổ dân số, già hoá dân số
- D. Chính sách an sinh xã hội.
Câu 3: Giải pháp để phát triển bền vững về xã hội không phải là
- A. Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định
- B. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội
C. Phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế.
- D. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là một phương thức quan trọng của tăng trưởng xanh?
- A. Giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu
B. Tiết kiệm chi phi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- C. Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng
- D. Nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của tăng trưởng xanh?
- A. Giảm phát thải khí nhà kính
B. Xanh hóa rừng trồng đầu nguồn và rừng phòng hộ
- C. Xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững
- D. Xanh hoá trong sản xuất.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của môi trường?
A. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
- B. Phân phối và giao tiếp giữa người với người.
- C. Không gian sống của con người.
- D. Chứa đựng phế thải do con người tạo ra.
Câu 7: Để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hoá thạch, thì loài người cần phải làm gì?
- A. Ngừng khai thác.
B. Tìm nguồn năng lượng mới thay thế.
- C. Khai thác hợp lí.
- D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản.
Câu 8: Tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên bị hao kiệt nhưng có thể phục hồi?
- A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên nước.
- C. Tài nguyên khoáng sản.
- D. Tài nguyên không khí.
Câu 9: Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?
A. Khoáng sản.
- B. Sinh vật.
- C. Đất đai.
- D. Nước.
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của tài nguyên thiên nhiên?
- A. Nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất.
- B. Cơ sở tạo tích lũy vốn.
- C. Tạo cơ hội phát triển kinh tế ổn định.
D. Chứa đựng phế thải do con người tạo ra.
Câu 11: Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính – ngân hàng?
- A. Trình độ phát triển kinh tế
- B. Mức sống của người dân
C. Vị trí địa lí
- D. Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng
Câu 12: Ngành tài chính – ngân hàng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành hiện đại, các dịch vụ tài chính – ngân hàng đa dạng ở
- A. Các nước đang phát triển
B. Các nước phát triển
- C. Các nước chậm phát triển
- D. Các nước đông dân
Câu 13: Ngành tài chính – ngân hàng phát triển muộn hơn, hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành và các dịch vụ tài chính – ngân hàng đang từng bước được hoàn thiện ở
- A. Các nước phát triển
- B. Các nước thưa dân
C. Các nước đang phát triển
- D. Các nước chậm phát triển
Câu 14: Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch?
- A. Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch
B. Nguồn nhân lực du lịch
- C. Đặc điểm thị trường
- D. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Câu 15: Các dịch vụ tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt, do
A. Có tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống
- B. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, gồm nhiều hoạt động khác nhau
- C. Tài chính ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế
- D. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể được đánh giá trong và sau khi sử dụng
Câu 16: Người tiêu dùng mong điều nào sau đây xảy ra?
- A. Cầu lớn hơn cung
- B. Thị trường biến động
- C. Cung ngang với cầu
D. Cung lớn hơn cầu
Câu 17: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả có xu hướng
- A. Giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn
- B. Giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
- C. Tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn
D. Tăng, kích thích mở rộng sản xuất
Câu 18: Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả có xu hướng
A. Giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn
- B. Tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn
- C. Tăng, kích thích mở rộng sản xuất
- D. Giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
Câu 19: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc
A. Luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua
- B. Trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
- C. Luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng trong một nước.
- D. Vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong nước, quốc tế
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?
A. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
- B. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân
- C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
- D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng
Câu 21: Ngày Bưu chính thế giới là
- A. 9/12
- B. 9/11
C. 9/10
- D. 9/8
Câu 22: Liên minh Bưu chính Quốc tế viết tắt là
- A. WTO
B. UPU
- C. ITU
- D. IMB
Câu 23: Phát minh nào sau đây cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn?
- A. Nhiệt kế
B. Giấy viết
- C. La bàn
- D. Thuốc nổ
Câu 24: Nước ta hòa mạng internet năm nào dưới đây?
- A. 1998
B. 1997
- C. 1996
- D. 1995
Câu 25: Việc con người đã thành công trong việc truyền tín hiệu điện báo không dây đã mở ra sự phát triển nào dưới đây?
- A. Thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin
B. Mở ra cuộc cách mạng điện báo không dây
- C. Mạng toàn cầu www và các thiết bị phần cứng
- D. Vận chuyển và chuyển phát thư từ, bưu phẩm
Bình luận