Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố như thế nào?
- A. Thành từng vùng.
- B. Theo luồng di chuyển.
- C. Theo những điểm cụ thể.
D. Phân tán lẻ tẻ.
Câu 2: Đối với lĩnh vực quân sự, bản đồ được dùng để làm gì?
- A. Xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.
- B. Thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
- C. Quy hoạch phát triển vùng và công trình thuỷ lợi.
D. Xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai?
- A. Các ứng dụng rộng rãi của GPS chủ yếu dựa trên khả năng định vị của hệ thống.
- B. GPS xác định chính xác vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.
- C. Hiện nay, bản đồ số đã thay thế hoàn toàn bản đồ truyền thống trong học tập và đời sống.
D. Để các ứng dụng của GPS và bản đồ số trở nên hiệu quả và hữu ích cần có các thiết bị điện tử kết nối Internet.
Câu 4: Đâu là một ứng dụng của GPS?
- A. Giải trí, chơi game, nghe nhạc
B. Giám sát trẻ tự kỉ, người mất trí nhớ
- C. Dò tìm bom mìn
- D. Cải thiện khả năng di chuyển cho người khuyết tật
Câu 5: Đâu không phải là một lớp của cấu trúc Trái Đất?
A. Nước
- B. Vỏ Trái Đất
- C. Man-ti
- D. Nhân
Câu 6: Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?
- A. Xích đạo.
- B. Chí tuyến.
C. Cực.
- D. Vòng cực.
Câu 7: Kết quả của hiện tượng uốn nếp là
- A. Tạo ra núi lửa, động đất
- B. Tạo ra các hẻm vực, thung lũng
C. Làm xuất hiện các miền núi uốn nếp
- D. Sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái
Câu 8: Kết quả phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan hiện nay nằm dưới mực nước biển là do
- A. Hiện tượng uốn nếp.
- B. Hiện tượng đứt gãy.
- C. Hoạt động động đất, núi lửa.
D. Vận động hạ xuống của vỏ Trái Đất.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt ít hơn
B. Sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt nhiều hơn.
- C. Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh nắng mặt trời
- D. Nhiệt độ phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Câu 10: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
- A. Gió núi - thung lũng
- B. Gió Phơn
C. Gió Mậu Dịch
- D. Gió Đông cực
Câu 11: Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm
- A. Càng lên cao lượng mưa càng tăng.
B. Lượng mưa tăng theo độ cao địa hình.
- C. Càng lên cao lượng mưa giảm dần.
- D. Trên đỉnh núi mưa nhiều hơn sườn và chân núi.
Câu 12: Đới khí hậu nào được phân chia thành nhiều kiểu khí hậu nhất?
- A. Đới khí hậu ôn đới.
B. Đới khí hậu cận nhiệt.
- C. Đới khí hậu nhiệt đới.
- D. Đới khí hậu xích đạo.
Câu 13: Nước ngọt tồn tại dưới dạng băng, tuyết chiếm bao nhiêu phần trăm nước ngọt trên Trái Đất?
- A. 60%
B. 70%
- C. 80%
- D. 90%
Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng?
- A. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động khai thác khoáng sản biển là phát triển mạnh nhất
B. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động đánh bắt thủy – hải sản là phát triển mạnh nhất
- C. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động du lịch biển – đảo là phát triển mạnh nhất
- D. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động giao thông vận tải biển là phát triển mạnh nhất
Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển như dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- B. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển như dòng biển tối và dòng biển sáng
- C. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển dòng biển đen và dòng biển trắng.
- D. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển như dòng biển trắng và dòng biển nguội.
Câu 16: Ý kiến nào sau đây là sai?
- A. Thời gian dài/ngắn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ biến đổi lí học, hóa học và sinh học trong đất.
B. Vi sinh vật phân giải xác hữu cơ và tổng hợp mùn gây ô nhiễm nguồn đất
- C. Con người có thể làm tăng độ phì hoặc làm đất thoái hóa, bạc màu thông qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- D. Động vật trong đất giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất.
Câu 17: Vì sao thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu nam?
A. Đới lạnh ở bán cầu nam không có đất, chỉ có băng tuyết.
- B. Bán cầu nam không có đới lạnh.
- C. Bán cầu nam không có nhiều núi cao như bán cầu bắc.
- D. Bán cầu bắc có nhiều kiểu khí hậu.
Câu 18: Vì sao rừng nhiệt đới có cây lá rộng, thân gỗ thường xanh quanh năm?
- A. Có lượng nhiệt, ẩm lớn.
- B. Có lượng ánh sáng, nhiệt lớn.
- C. Có lượng ẩm và ánh sáng nhiều.
D. Có nhiệt, ẩm, ánh sáng nhiều.
Câu 19: Sườn Đông từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất sau
A. Từ 2300 – 2800 là địa y cây bụi và đất sơ đẳng.
- B. Từ 2000 – 2300 m là đồng cỏ An-pin và đất đồng cỏ núi.
- C. Từ 2300 – 2800 là địa y và đất sơ đẳng xen lẫn đá.
- D. Từ 500 – 1000 m là rừng dẻ và đất đỏ cận nhiệt.
Câu 20: Ý nào sau đây không đúng?
- A. Sinh vật tập trung với mật độ cao nhất ở nơi có thực vật sinh sống.
- B. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển.
- C. Cấu trúc sinh quyển được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.
D. Khối lượng vật chất của sinh quyển nhiều hơn so với các quyển khác.
Câu 21: Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây?
- A. Thạch quyển.
- B. Thuỷ quyển.
C. Sinh quyển.
- D. Thổ nhưỡng quyển.
Câu 22: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vò
- A. Đều đã ngừng hoạt động.
- B. Hoạt động xen kẽ nhau,
C. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- D. Phát triển độc lập theo những quy luật riêng.
Câu 23: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các đối tượng địa lí theo
A. Vĩ độ.
- B. Độ cao
- C. Kinh độ.
- D. Các mùa
Câu 24: Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây ?
- A. Vòng tuần hoàn của nước.
- B. Các hoàn lưu trên đại dương.
C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
- D. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
Bình luận