Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Frông khí quyển là

  • A. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
  • B. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
  • C. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
  • D. Bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.

Câu 2: Nơi nào sau đây có mưa ít?

  • A. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.
  • B. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.
  • C. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.
  • D. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.

Câu 3: Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do

  • A. Không khí ẩm được đẩy lên cao.
  • B. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài
  • C. Không khí ẩm không được bốc lên.
  • D. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi.

Câu 4: Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều?

  • A. Gió đất, gió biển.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió Mậu dịch.
  • D. Dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 5: Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

  • A. Có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ.
  • B. Các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương.
  • C. Có gió thường xuyên và gió mùa thổi đến.
  • D. Các khu khí áp cao hoạt động quanh năm.

Câu 6: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là?

  • A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa.
  • B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa.
  • C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.
  • D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là?

  • A. Sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
  • B. Sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
  • C. Sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
  • D. Sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.

Câu 8: Gió biển là loại gió?

  • A. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
  • B. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
  • C. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
  • D. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Câu 9: Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là

  • A. Lớp vỏ khí
  • B. Gió
  • C. Khối khí
  • D. Khí áp

Câu 10: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30oc Bắc và Nam về xích đạo là gió?

  • A. Gió Tây ôn đới.
  • B. Gió Tín Phong.
  • C. Gió mùa đông Bắc.
  • D. Gió mùa đông Nam.    

Câu 11: Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí

  • A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.
  • B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
  • C. Xích đạo, chí tuyến,ôn đới, cực.
  • D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

Câu 12: Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ?

  • A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
  • B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
  • C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.
  • D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.

Câu 13: Tại sao nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa?

  • A. Hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
  • B. Chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
  • C. Hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.
  • D. Ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu 14: Tại sao đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?

  • A. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
  • B. Bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
  • C. Đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
  • D. Độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 15: Vì sao nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do

  • A. Hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
  • B. Chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
  • C. Hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.
  • D. Ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu 16: Tại sao ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh?

  • A. Nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
  • B. Nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
  • C. Khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
  • D. Khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.

Câu 17: Vì sao sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá?

  • A. Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó.
  • B. Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá.
  • C. Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 00C.
  • D. Đá dễ phá hủy ở vùng nhiệt độ thấp và vùng có nhiều khe nứt.

Câu 18: Yếu tố nào sau đây không phải do phong hóa lý học?

  • A. Khí hậu lạnh.
  • B. Thay đổi nhiệt độ.
  • C. Sự đóng băng của nước.
  • D. Thể tích tăng lên.

Câu 19: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân chủ yếu xảy ra phong hóa lí học?

  • A. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm.
  • B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
  • C. Sự đóng băng của nước.
  • D. Tác động con người.

Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng về hiện tượng uốn nếp?

  • A. Xảy ra ở vùng đá có độ cứng cao.
  • B. Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao.
  • C. Tạo ra các dạng địa lũy, địa hào.
  • D. Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ Trái Đất.

Câu 21: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

  • A. Nâng lên, hạ xuống
  • B. Biển tiến và biển thoái.
  • C. Bão, lụt và hạn hán.
  • D. Uốn nếp hoặc đứt gãy.

Câu 22: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

  • A. Nội lực.
  • B. Ngoại lực
  • C. Lực hấp dẫn.
  • D. Lực côriôlit.

Câu 23: Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho

  • A. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.
  • B. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti.
  • C. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.
  • D. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.

Câu 24: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có

  • A. Đất, nước và không khí.
  • B. Đại dương, lục địa và núi.
  • C. Các loại đá nhất định.
  • D. Một số mảng kiến tạo.

Câu 25: Địa lũy thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

  • A. Sụt xuống.
  • B. Trồi lên.
  • C. Uốn nếp.
  • D. Xô lệch.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác