Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giới hạn của sinh quyển bao gồm

  • A. Phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyền và phần trên của thạch quyển.
  • B. Phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
  • C. Phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thuỷ quyển.
  • D. Phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.

Câu 2: Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ với nhau thể hiện qua

  • A. Chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.
  • B. Lưới thức ăn, nơi ở và điều kiện sinh thái.
  • C. Nơi ở, môi trường sinh thái và nguồn dinh dưỡng.
  • D. Chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nguồn dinh dưỡng.

Câu 3: Giới hạn phía trên của sinh quyển là

  • A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km)
  • B. Đỉnh của tần đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km)
  • C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km)
  • D. Đỉnh của tầng giữa (80 km)

Câu 4: Giới hạn phía dưới của sinh quyển là

  • A. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa.
  • B. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa)
  • C. Tới đáy đại dương và kết hợp vỏ phong hóa (trên lục địa)
  • D. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa.

Câu 5: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây?

  • A. Khí quyển và thủy quyển.
  • B. Thủy quyển và thạch quyển
  • C. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển
  • D. Thạch quyển và thổ nhưỡng quyển

Câu 6: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?

  • A. Khí hậu
  • B. Địa hình
  • C. Đá mẹ
  • D. Sinh vật

Câu 7: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

  • A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất
  • B. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí
  • C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật
  • D. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất

Câu 8: Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

  • A. Cung cấp vật chất hữu cơ
  • B. Góp phần làm phá huỷ đá
  • C. Phân giải, tổng hợp chất mùn
  • D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi

Câu 9: Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

  • A. Nhiệt và nước
  • B. Nhiệt và ẩm
  • C. Khí và nhiệt
  • D. Ẩm và khí

Câu 10: Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

  • A. Nhiệt và nước
  • B. Nhiệt và ẩm
  • C. Khí và nhiệt
  • D. Ẩm và khí

Câu 11: Nguyên nhân sinh ra độ muối của nước biển là do

  • A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
  • B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.
  • C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.
  • D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

Câu 12: Nguyên nhân sinh ra thủy triều là

  • A. Động đất ở đáy biển
  • B. Núi lửa phun
  • C. Do gió thổi
  • D. Sức hút Mặt Trăng với Mặt Trời

Câu 13: Vai trò quan trọng nhất của biển và đại dương đối với khí quyển của Trái Đất là?

  • A. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
  • B. Cung cấp hơi nước cho quá trình sản sinh khí o2.
  • C. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.
  • D. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng? 

  • A. Độ muối của nước biển phụ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biến.
  • B. Độ muối giống nhau giữa các biến và đại dương.
  • C. Độ muối của nước biển do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục địa.
  • D. Độ muối của nước biển phụ thuộc vào độ bốc hơi và lượng mưa.

Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng về dòng biển?

  • A. Dựa vào nhiệt độ, dòng biển được phân thành dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • B. Dòng biển là dòng sông chảy từ lục địa ra biển và đại dương.
  • C. Các dòng biển đối xứng nhau qua các bờ của đại dương.
  • D. Các dòng biển chuyển động theo quy luật và chịu ảnh hưởng của các loại gió chính trên Trái Đất.

Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Thực vật làm tăng quá trình bốc hơi và giảm khả năng thấm của nước.
  • B. Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước.
  • C. Nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
  • D. Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy và chống sụt lún.

Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng về thuỷ quyển?

  • A. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa, nước ngầm.
  • B. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
  • C. Nước trong các đại dương và hơi nước trong khí quyển.
  • D. Nước trong các sông, hồ, ao, nước biển, hơi nước, băng tuyết.

Câu 18: Vì sao không khí có độ ẩm?

  • A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm
  • B. Do mưa rơi xuyên qua không khí
  • C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định
  • D. Do không khí chứa nhiều mây

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
  • B. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
  • C. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
  • D. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Câu 20: Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí càng thấp.
  • B. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí càng cao.
  • C. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí trung bình.
  • D. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí bằng 0oC.

Câu 21: Đới khí hậu nhiệt đới có các kiểu khí hậu là

  • A. Nhiệt đới lục địa, nhiệt đới hải dương.
  • B. Nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới lục địa.
  • C. Nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới địa trung hải
  • D. Nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới hải dương.

Câu 22: Kiểu khí hậu địa trung hải phân bố ở đới khí hậu

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận nhiệt.
  • C. Ôn đới.
  • D. Cận cực

Câu 23: Kiểu khí hậu lục địa có ở các đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới.
  • B. Ôn đới, cận nhiệt, cận cực.
  • C. Nhiệt đới, cận cực, cực.       
  • D. Cận nhiệt, cực, ôn đới.

Câu 24: Phạm vi phân bố của đới khí hậu cận cực là?

  • A. Hai cực bắc và nam
  • B. Bắc canada, bắc liên bang nga
  • C. Khu vực ôn đới: bắc mĩ, châu âu, liên bang nga, bắc á, đông á, cực nam của nam mĩ,…
  • D. Khu vực cận chí tuyến: bắc phi, tây á, tây nam á, ô-xtrây-li-a, cực nam phi, một phần phía nam của nam mĩ,…

Câu 25: Phạm vi phân bố của đới khí hậu cận nhiệt là?

  • A. Hai cực bắc và nam
  • B. Bắc canada, bắc liên bang nga
  • C. Khu vực ôn đới: bắc mĩ, châu âu, liên bang nga, bắc á, đông á, cực nam của nam mĩ,…
  • D. Khu vực cận chí tuyến: bắc phi, tây á, tây nam á, ô-xtrây-li-a, cực nam phi, một phần phía nam của nam mĩ,…

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác