Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối bài 36 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 36 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
- B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
- C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
- D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
Câu 2: Tìm từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin sau:
Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...
A. (1) - chiều dài, (2) - chiều ngang
- B. (1) - chiều ngang, (2) - chiều dài
- C. (1) - kích thước, (2) - chiều dài
- D. (1) - Chiều dài, (2) - kích thước
Câu 3: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?
- A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
- C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
- D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.
Câu 4: Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?
- A. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
- B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống.
- C. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
D. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành.
Câu 5: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Hạt ➞ ……. ➞ ……. ➞ …….. ➞ ……..
A. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây con -> Cây trưởng thành
- B. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành
- C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
- D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Cây non
Câu 6: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con ếch.
……. ➞ Ấu trùng ➞ ……. ➞ ……….
- A. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Nòng nọc -> Ếch trưởng thành
- B. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Nòng nọc -> Ếch con
C. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Ếch con -> Ếch trưởng thành
- D. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Ếch con -> Nòng nọc
Câu 7: Vai trò nào không phải của mô phân sinh đỉnh là
- A. Giúp thân tăng lên về chiều dài
- B. Giúp cành tăng lên về chiều dài
- C. Giúp rễ tăng lên về chiều dài
D. Giúp thân tăng lên về chiều ngang
Câu 8: Sinh trưởng là sự tăng về …(1)… và khối lượng của cơ thể do sự …(2)… về …(3)… và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
- A. (1) – số lượng, (2) – tăng lên, (3) – kích thước
B. (1) – kích thước, (2) – tăng lên, (3) – số lượng
- C. (1) – kích thước, (2) – giảm đi, (3) – số lượng
- D. (1) – số lượng, (2) – giảm đi, (3) – kích thước
Câu 9: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
A. (1) – sinh trưởng, (2) – phân hóa tế bào, (3) – phát sinh hình thái
- B. (1) – phân hóa tế bào, (2) –sinh trưởng, (3) – phát sinh hình thái
- C. (1) – sinh trưởng, (2) – phát sinh hình thái, (3) – phân hóa tế bào
- D. (1) – phát sinh hình thái, (2) – phân hóa tế bào, (3) – sinh trưởng
Câu 10: Cây sinh trưởng nhờ hoạt động của bộ phận nào?
- A. Lớp bần trên thân.
- B. Mạch rây.
- C. Lá.
D. Mô phân sinh.
Câu 11: Thực vật Hai lá mầm có hai loại mô phân sinh là
- A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.
B. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
- C. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
- D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên.
Câu 12: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?
- A. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
- B. Từ hạt thành hạt nảy mầm.
- C. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
D. Từ một quả cam thành hai quả cam.
Câu 13: Quan sát mặt cắt ngang thân cây, mô phân sinh bên nằm ở vị trí nào?
A. Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
- B. Nằm ở các mắt của thân.
- C. Nằm ở ngọn cây.
- D. Nằm ở chóp rễ.
Câu 14: Mô phân sinh đỉnh không có ở những bộ phận nào dưới đây?
- A. Đỉnh rễ.
B. Lá
- C. Chồi đỉnh.
- D. Chồi nách.
Câu 15: Để hạn chế chiều cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây?
A. Ngọn cây.
- B. Lá cây.
- C. Thân cây.
- D. Rễ cây.
Câu 16: Loại mô phân sinh nào dưới đây không có ở cây Một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên.
- B. Mô phân sinh đỉnh ngọn.
- C. Mô phân sinh lóng.
- D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 17: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm.
- B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch.
- C. Giai đoạn ra hoa.
- D. Giai đoạn tạo quả.
Câu 18: Dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng của con ếch là gì?
A. Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành.
- B. Ếch đẻ trứng dưới nước.
- C. Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
- D. Nòng nọc phát triển hình thái đến ếch trưởng thành.
Câu 19: Hoàn thành các thông tin dưới đây.
Dấu hiện sinh trưởng của cây cam: cây con lớn lên thành cây trưởng thành .
A. Cây non, cây trưởng thành
- B. Cây con, cây trưởng thành
- C. Cây non, cây con
- D. Câu con, cây non
Câu 20: Dấu hiệu thể hiện sự phát triển của con ếch là gì?
- A. Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành.
- B. Da ếch trần, mềm, ẩm.
- C. Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
D. Trứng đã thụ tinh phát triển thành ấu trùng, thay đổi hình thái đến trưởng thành.
Câu 21: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống.
………là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
A. Sinh trưởng
- B. Phát triển
- C. Lớn lên
- D. Dài ra
Câu 22: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống.
……. bào gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
- A. Sinh trưởng
B. Phát triển
- C. Lớn lên
- D. Dài ra
Bình luận