Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối bài 3 Văn bản 3: Mấy ý nghĩ về thơ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức bài 3 Văn bản 3: Mấy ý nghĩ về thơ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu hỏi tu từ “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?” có mục đích gì?

  • A. Để triển khai hàng loạt quan điểm phía sau.
  • B. Tăng tính hấp dẫn cho văn bản.
  • C. Thu hút sự chú ý của người đọc.
  • D. Thể hiện sự tinh tế của tác giả nhằm triển khai những suy nghĩ của mình.

Câu 2: Theo tác giả làm thơ có nghĩa là gì?

  • A. Là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói tức là chữ để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường.
  • B. Là việc diễn tả suy nghĩ của nhà thơ.
  • C. Là việc tác giả thể hiện suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình.
  • D. Là một phần nhỏ của kết quả sáng tạo

Câu 3: Tác giả của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ là ai?

  • A. Nguyễn Đình Thi
  • B. Trần Hữu Ước
  • C. Phan Đình Diệu
  • D. Nguyễn Khoa Điềm

Câu 4: Sáng tác nào không phải của Nguyễn Đình Thi?

  • A. Xung kích
  • B. Người chiến sĩ
  • C. Vỡ bờ
  • D. Máu và hoa

Câu 5: Nội dung chính của đoạn thứ 2 trong văn bản là gì?

  • A. Là khái niệm về thơ là gì?
  • B. Là nguồn gốc của những rung cảm trong thơ.
  • C. Là quan điểm về làm thơ của tác giả, cũng như những đầu mối của thơ.
  • D. Nói đến khái niệm “hình ảnh” trong thơ.

Câu 6: Theo tác giả để hiểu được thơ là vấn đề của?

  • A.Ngôn ngữ
  • B. Hình ảnh
  • C. Tâm hồn
  • D. Hoàn cảnh

Câu 7: Trong phần 3 tác giả cho rằng tư tưởng của thơ xuất phát từ đâu?

  • A. Cảm xúc
  • B. Cuộc sống 
  • C. Hình ảnh
  • D. Ngôn ngữ

Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất về Nguyễn Đình Thi?

  • A. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội, là nhạc sĩ, nhà thơ, diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
  • B. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội, là nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.
  • C. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hồ Chí Minh, là nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng với rất nhiều giải thưởng danh giá.
  • D. Nguyễn Đình Thi (1934- 2003) quê ở thành phố Hải Phòng, là nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.

Câu 9: Sáng tác của Nguyễn Đình Thi bao gồm những thể loại nào?

  • A. Kịch, phê bình văn học, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
  • B. Kịch, phê bình văn học.
  • C. Thơ, tiểu luận
  • D. Phê bình văn học, truyện ngắn.

Câu 10: Văn bản Mấy ý nghĩ về thơ thuộc thể loại nào?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Truyện ngắn
  • C. Tiểu luận
  • D. Phê bình văn học

Câu 11: Mấy ý nghĩ về thơ in trong tập nào?

  • A. Sóng reo
  • B. Mấy vấn đề văn học
  • C. Công việc của người viết tiểu thuyết
  • D. Trong cát bụi

Câu 12: Tên các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi bao gồm:

  • A. Xung kích, Người chiến sĩ, Mấy vấn đề văn học, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  • B. Xung kích, Mây đầu ô, Lão Hạc, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  • C. Máu và hoa, Người chiến sĩ, Mấy vấn đề văn học, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  • D. Tôi và chúng ta, Máu và hoa, Xiềng xích, Con nai đen, Bài thơ Hắc Hải.

Câu 13: Theo tác giả kỉ luật trong nghệ thuật là gì?

  • A. Là sự trói buộc, lề lói định sẵn bên ngoài.
  • B. Là sự tự kiểm soát, tự chủ từ bên trong sự sáng tác mà ra.
  • C. Là sự tuân thủ tuyệt đối các quy luật bằng trắc vần điệu trong thơ.
  • D. Không có tính kỉ luật nào cả.

Câu 14: Trong phần 4 người viết chuyển sang bàn luận về khía cạnh nào của thơ?

  • A. Cảm xúc của người viết
  • B. Tiếng và chữ trong thơ
  • C. Hình ảnh trong thơ
  • D. Tư tưởng của thơ 

Câu 15:  Theo tác giả sự khác nhau giữa thơ và văn xuôi là gì?

  • A. Thơ là sự hoàn hảo tuyệt đối còn văn xuôi thì không.
  • B. Văn xuối yêu cầu sự toàn bích còn thơ thì không cần vì nó là cảm xúc của mỗi người. Mà cảm xúc thì không có thước đo.
  • C. Thơ là cảm xúc chân thực còn văn xuôi có thể hư cấu được.
  • D. Thơ tuân thủ theo nhịp vần còn văn xuôi thì không cần.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác