Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 7: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 7 Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong câu dưới đây?

Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành

  • A. Kết hợp từ bất bình thường
  • B. Thay danh từ bằng tính từ
  • C. Thay đổi trật tự từ trong câu
  • D. Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu

Câu 2: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong câu dưới đây?

Những là đắp nhớ đổi sầu,

Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.

(Nguyễn Du)

  • A. Kết hợp từ bất bình thường
  • B. Thay danh từ bằng tính từ
  • C. Thay đổi trật tự từ trong câu
  • D. Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu

Câu 3: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong câu dưới đây?

Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.

(Xuân Diệu)

  • A. Kết hợp từ bất bình thường
  • B. Thay danh từ bằng tính từ
  • C. Thay đổi trật tự từ trong câu
  • D. Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu

Câu 4: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong câu dưới đây?

Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già!

(Nguyễn Công Hoan)

  • A. Kết hợp từ bất bình thường
  • B. Thay danh từ bằng tính từ
  • C. Thay đổi trật tự từ trong câu
  • D. Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu

Câu 5: Đâu là biểu hiện của việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường?

  • A. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới
  • B. Sử dụng hình thức đảo ngữ đề nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện
  • C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Câu nào có động từ (cụm động từ) đặt trước cụm chủ - vị ?

  • A. Nghe ngóng mãi, cụ bà mới thở dài mà rằng. (Vũ Trọng Phụng)
  • B. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen. (Nguyễn Tuân)
  • C. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy. (Mô-li-e)
  • D. Còn chị, chị công tác ở đây ạ ? (Nguyễn Đình Thi)

Câu 7: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn sau là gì ?

Chung quanh đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.

(Nguyễn Tuân)

  • A. Nhằm diễn tả những đức tình tốt đẹp của anh em công nhân mỏ than.
  • B. Nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của anh em công nhân ở mỏ than.
  • C. Nhằm thể hiện tình cảm trìu mến của tác giả đối với các ah em công nhân mỏ than.
  • D. Nhằm thể hiện trình tự hành động của các anh em công nhân mỏ than.

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào có từ được dùng theo nghĩa chuyển?

  • A. Thằng này to gan nhỉ?
  • B. Nước cạn đến tận đáy hồ rồi.
  • C. Nghe tiếng chuông, tôi mắt nhắm mắt mở ngồi dậy
  • D. Con gái tóc dài trông rất dễ thương

Câu 9: Ý nghĩa của vị trí in đậm trong đoạn thơ sau là gì?

"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo..."

(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)

  • A. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
  • B. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn.
  • C. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
  • D. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi bình minh. Người lính tô điểm thêm cho cảnh buổi chiều trên dốc núi.

Câu 10: Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?

  • A. Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
  • B. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
  • C. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
  • D. Đó là câu thiếu bộ phận chủ ngữ

Câu 12: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?

  • A. Trạng ngữ.
  • B. Chủ ngữ.
  • C. Vị ngữ.
  • D. Bổ ngữ.

Câu 13: Câu in đậm dưới đây có tác dụng gì?

“Chiều. Chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.”

  • A. Bộc lộ cảm xúc
  • B. Gọi đáp
  • C. Xác định thời gian, nơi chốn
  • D. Liệt kê, thông báo

Câu 14: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?

  • A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)
  • B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)
  • C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
  • D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)

Câu 15: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ: “Xanh xanh bãi mía bờ dâu” (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống) là gì?

  • A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.
  • B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.
  • C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 16: Cho câu văn: Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ nhanh như cắt nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất ?

  • A. Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
  • B. Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
  • C. Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
  • D. Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.

Câu 17: 

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

(Vội vàng, Xuân Diệu)

Câu thơ trên sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường nào?

  • A. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy)
  • B. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện.
  • C. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới
  • D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy)

Câu 18: Trong các câu tục ngữ trên, câu nào là câu phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường?

a) Người ta là hoa đất.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

d) Tấc đất tấc vàng.

  • A. câu a,b
  • B. câu b,c
  • C. câu c,d
  • D. câu a,d

Câu 19: Những câu đặc biệt trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương."

(Lê Phan Quỳnh)

  • A. Gọi đáp.
  • B. Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
  • C. Bộc lộ cảm xúc.
  • D. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Câu 20: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường?

  • A. Giờ ra chơi.
  • B. Tiếng suối chảy róc rách.
  • C. Cánh đồng làng
  • D. Câu chuyện của bà tôi.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức mới, trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 7: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng ,bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 11 bài 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác