Soạn SBT Ngữ văn 11 Kết nối Bài 7: Đọc và thực hành tiếng việt (Bài tập 6)

Giải chi tiết sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức Bài 7 Ghi chép và tưởng tượng trong kí: Đọc và thực hành tiếng Việt bài tập 6. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 6. Đọc nhận định về thể loại kí dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Kí gần với văn báo chí ở chỗ viết về cuộc đời thực tại, về “người thật”, “việc thật thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống. Giống như người viết báo, người viết kí đặc biệt quan tâm và tôn trọng những sự kiện của cuộc đời thực tại. [...] Sức thuyết phục, lay động của bài kí trước hết là ở tỉnh sự kiện. [...] Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng sức mạnh của thể kí trước hết là ở tính sự kiện: “ cùng với cảm xúc văn học, bút kí còn chứa đựng cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được chuyển đi, không giống như một cảm giác mĩ học, mà như một quả táo Niu-tơn (Newton) rơi xuống tâm hồn người đọc.

[...] Trong thể loại này vừa có những yếu tố của truyện vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu. Những yếu tố của truyện tựu trung là “những hình ảnh có hồn” (những truyện sinh động, những nhân vật sống, những bức tranh có không khí,..) hoặc những hình ảnh thổi “hồn” vào đối tượng được miêu tả. Còn tư duy nghiên cứu chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người.

(Hoàng Ngọc Hiến, Kí và tiểu luận, in trong Văn học và học văn, NXB Văn học, Hà Nội, 1997, tr. 134 – 136)

Câu 1. Những đặc điểm nào của thể loại kí được tác giả nêu trong đoạn trích?

Câu 2.“Kí gần với văn báo chí ở chỗ viết về cuộc đời thực tại, về “người thật”, “việc thật”, thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống”. Trình bày cách hiểu của bạn về nhận định trên của Hoàng Ngọc Hiến và minh hoạ bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đọc trong Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí ở SGK Ngữ văn 11, tập hai.

Câu 3. “Sức thuyết phục, lay động của bài kí trước hết là ở tính sự kiện” có nghĩa là gì?

Câu 4. Tác giả dẫn ý kiến của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về kí nhằm mục đích gì? 

Câu 5. Theo bạn, “yếu tố truyện” và “tư duy nghiên cứu” trong kí, cái nào quan trọng hơn? Vì sao?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, Giải SBT Ngữ văn 11 tập 2 KNTT, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 KNTT Bài 7: Đọc và thực hành tiếng việt (Bài tập 6)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác