Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 7: Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo). Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Việc phá vỡ quy tác ngôn ngữ thông thường có hiệu quả như thế nào trong diễn đạt?

Câu 2: Xác định sự phá vỡ nguyên tắc ngôn ngữ thông thường ở những ví dụ dưới đây.

a.

 Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Câu 3: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
  2. Lòng quê dờn dợn vời con nước
  3. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
  4. Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.

Câu 4: Câu thơ nào sử dụng hình thức đảo ngữ để phá vỡ nguyên tắc ngôn ngữ thông thường?

  1. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
  2. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
  3. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu 

Câu 5: Tìm các câu cao dao, thành ngữ hoặc tục ngữ có hiện tượng phá vỡ nguyên tắc ngôn ngữ thông thường.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Xác định biểu hiện của sự phá vỡ trật tự ngôn ngữ thông thường ở đoạn văn dưới đây. Cho biết tác dụng.

Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.

Câu 2: Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong  câu sau.

  1. Tình thư một bức phong còn kín, 

Gió nơi đâu, gượng mở xem.

(Nguyễn Trãi)

  1. Lom khom dưới núi, tiều vài , 

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Câu 3: Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (trích Tràng giang):

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Câu 4: Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trang kết hợp từ "buồn điệp điệp” ở câu thơ “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp” (Tràng Giang – Huy Cận).

Câu 5: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau.

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chủ tiểu biết, hỏi:

- Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?

Sư cụ đáp:

- Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi: – Cái gì ngoài cổng thể?
Chú tiểu đáp:

- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!

(Truyện cười dân gian)

Câu 2: Trong bài Tì bà của Bích Khê, hai câu thơ cuối được tác giả viết như sau:

Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông. 

(Bích Khê, Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939). 

Ở một số bản in về sau, hai câu thơ trên đã có một biến đổi: 

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông. 

(Thơ Bích Khê, Sở văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988). 

Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo bạn, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở điểm này.

Câu 3: Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ "Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa" trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Các hiện tượng phá vỡ quy tắc  ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học gồm mấy hiện tượng? Nêu đặc điểm của từng hiện tượng.

Câu 2: Viết đoạn văn nêu với chủ đề tự chọn trong đó có hiện tượng phá vỡ nguyên tắc ngôn ngữ thông thường.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 7: Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo), Bài tập tự luận Ngữ văn bài 7: Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo), Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo), Tự luận Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác